Thursday, November 28, 2013

Ăn dưa hấu nóng hay mát?

Ăn dưa hấu nóng hay mát?

Ăn dưa hấu nóng hay mát? Theo 2 Sức Khỏe

www..duongdoimuonneo.blogspot.com - Dưa hấu thuộc họ bầu bí, là một loại trái cây được nhiều người ưa chuộng vào mùa hè. Tuy nhiên, có nhiều lời truyền tai nhau là ăn dưa hấu nóng nên cũng không ít người đắn đo khi lựa chọn dưa hấu để giải khát.


Ăn dưa hấu nóng hay mát

Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thế nào là thức ăn nóng và thức ăn mát?

- Theo một quan điểm của Tây y, có thể hiểu thức ăn nóng là thực phẩm chứa nhiều năng lượng trong một đơn vị khối lượng nhất định. Thức ăn mát là những thực phẩm đem lại ít năng lượng và nhiều nước, chất xơ, muối khoáng và vitamin. Việc một thức ăn được xem là nóng hay mát cũng chỉ có tính tương đối khi so sánh với những thực phẩm khác.

- Theo Đông y, khái niệm thức ăn nóng hay lạnh được hiểu theo nghĩa thức ăn đó có nhiều dương tính hay âm tính hơn.

Ăn dưa hấu nóng hay mát?

Quả dưa hấu còn có tên y học là tây qua. Xét về năng lượng, 100g dưa hấu chỉ cho 23 calori, trong khi cùng đơn vị thì nhiều loại trái cây có năng lượng hơn nhiều, như: sầu riêng (145 ), chuối (94), nhãn (92), mãng cầu ta (88), xabôchê (61), cam (40), bưởi (39)… Bên cạnh đó, dưa hấu còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin quý (đặc biệt là acid folic).

Theo Đông y, dưa hấu có tính vị ngọt mát, không độc, có tác dụng giải khát, giải nhiệt do trúng nắng hạ áp; sinh tân dịch nên trị được chứng miệng bị khô, tiếng nói khan; ăn thường thì tiểu bớt gắt (tiểu vặt), cầu bớt táo.

Dưa hấu có đến 80-90% là nước. Không thể bảo nóng theo hàn, nhiệt vì dưa hấu (tây qua) luôn được các thầy thuốc đông y tín nhiệm để giải nhiệt, lợi tiểu, thải độc, tiêu viêm, trị giun sán, và điều trị cả việc phụ nữ bị hành kinh mà kinh ra quá nhiều…

Một số bài thuốc từ dưa hấu

1. Lưỡi nóng, khát nước, người hao tổn tinh thần do nắng nóng mùa hè: 

a/ Dưa hấu chín bổ ra, ép lấy một bát nước uống từ từ. Sau khi làm lạnh uống càng tốt;

b/ Vỏ dưa hấu 30 gam, hoạt thạch 18 gam, cam thảo 3 gam, sắc uống.

2. Mệt mỏi do đau bụng đi ngoài: Dưa hấu chín bổ ra, lấy 1-2 củ tỏi, bóc vỏ, giã nát nhuyễn, cho vào ruột dưa hấu, khuấy nhuyễn, để khoảng nửa giờ, bỏ hạt dưa, uống nước.

3. Ðau họng, khô cổ: Vỏ dưa hấu (khô) 3 gam, nước 2 bát sắc còn 1 bát, chia làm hai lần uống trong ngày, uống liền nhiều ngày.

4. Viêm thận mãn tính: 

a/ Vỏ dưa hấu, rễ cỏ tranh tươi mỗi loại 30 gam. Sắc lấy nước uống. Mỗi ngày hai lần;

b/ Dưa hấu tươi, mỗi ngày ăn số lượng vừa đủ.

5. Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiểu cầu thận, đau họng, miệng môi nẻ: 

vỏ dưa hấu 250 gam. Cắt miếng nhỏ nghiền nát, thêm lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa 30 phút, chắt lấy nước, ngày uống 2-3 lần, liên tục nhiều ngày. Phối hợp sử dụng cùng với thuốc điều trị hiệu quả càng tốt.

6. Viêm thận cấp tính, thủy thũng:

a/ Vỏ dưa hấu (khô), vỏ bí đao (khô), mướp, bèo mỗi loại 100 gam, lá tre 5 gam. Sắc nước uống.

 b/ Nước ép dưa hấu 250 gam, uống thường xuyên… Ngoài ra còn chữa các bệnh: Phù thũng; báng nước bụng; tiểu đường; viêm phế quản mạn tính; suyễn; rôm sảy; bỏng nước, bỏng lửa…

Hạt dưa hấu
 
Tính bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có chất béo, protein, vitamin B2, tinh bột, chất cucrboxitri. Còn có một thành phần có tác dụng làm hạ áp, đồng thời có thể giảm dần triệu chứng viêm bàng quang cấp tính. Người bệnh cao huyết áp thường nên ăn nhiều. Có loại dưa hấu chuyên trồng để lấy hạt.

Tác dụng: Mát phổi nhuận tràng, chữa khát. Chủ yếu dùng cho thổ huyết, cao huyết áp…

Cách dùng: Ăn sống hoặc rang, rang khô ăn.

Kiêng kị: Người huyết áp thấp nên ăn ít.

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Đường đời muôn nẻo | Powered by Blogger