Wednesday, November 20, 2013

Kiểm soát bệnh đau bao tử

Kiểm soát bệnh đau bao tử


       

www.duongdoimuonneo.blogspot.com - Có vài bệnh nếu chúng ta hiểu biết và thay đổi cách sống thì chúng ta có thể kiểm soát được. Điển hình là bệnh đau bao tử.
        
Đau bao tử có ba loại
         
1/ Bao tử bị viêm vì dư acid :
      
Acid trong bao tử là một chất mà bao tử tiết ra để tiêu hóa thức ăn, nhưng nếu vì một lý do nào đó, khiến cho dịch vị tiết ra quá nhiều, dư thừa, và thường xuyên bị như vậy, sẽ khiến cho lớp màng nhầy của thành bao tử, bị dịch vị ( acid ) làm cho tổn thương.  Bao tử sẽ bị lở loét, hoặc bệnh phát triển quá nặng, khiến những vết lở ăn sâu vào thành bao tử, làm cho bao tử có thể bị thủng và chảy máu, nếu người bệnh không hiểu biết nguyên nhân, thay đổi cách sống, ăn uống đúng giờ, không được nhịn đói, và phải uống thuốc để kiểm soát lượng acid.    
      
Triệu chứng:  Ăn không thấy ngon, luôn bị xót ruột, có khi quặn đau vùng bụng trên hoặc hay ợ chua.     
      
Nguyên nhân : thường hay nhịn đói, ăn uống thất thường, quá căng thẳng trong đời sống. Hay khi cơ thể thiếu những khoáng chất cần thiết cũng làm cho bao tử tiết ra nhiều acid.
         
- Uống thuốc ngăn không cho acid tiết ra nhiều như Pepcid, Prevacid, những thuốc này có bán ở Costco hoặc CVS, Walgreen không cần toa.  Khi uống những thuốc này nên uống lúc bụng đói, thì hiệu quả mới cao, nếu bạn thấy sót ruột nhiều vào ban ngày thì nên uống vào buổi sáng, lúc vừa mới ngủ dậy, nửa tiếng trước khi ăn, còn nếu thấy sót ruột nhiều vào ban đêm thì nên uống trước khi đi ngủ.  Acid thường tiết ra nhiều vào ban đêm, cũng có thể uống sáng và tối, thì có thể kiểm soát lượng acid cho cả ngày, và đêm.

- Ăn chè đậu xanh nấu với ít đường phèn chỉ hơi ngọt thôi, sẽ giúp an thần, dịu mát bao tử giảm acid, bớt xót ruột
    
- Nên ăn uống điều độ, đúng giờ, ăn nhiều bữa nhỏ, hơn là chỉ ăn hai bữa lớn.
     
- Mỗi sáng sau khi ăn sáng nên uống 1 viên thuốc bổ multi vitamin 
         
- Cũng có thể uống thêm trà thanh nhiệt ( mua ở hiệu thuốc bắc loại hột phơi khô không có đường, giúp bao tử dịu lại bớt nóng, khi lỡ ăn thức ăn không thích hợp như gừng, ớt, tiêu làm bao tử tiết ra quá nhiều acid, rất khó chịu, hiệu quả tức khắc).

Bạn cũng có thể lựa chọn những thựa phẩm sau đây để ăn
     
- Nếp ( sweet rice ) và đậu xanh ( mung bean ) mỗi phần bằng nhau, cho tí muối, nấu chín, rồi vo thành từng vắt nhỏ cứ hai tiếng ăn một vắt .  Nếp lâu tiêu, nên giúp lấy đi rất nhiều acid, đậu xanh thì giúp an thần, làm cho acid sẽ không tiết ra nhiều.
     
 - Bánh mì nâu trét với bơ đậu phộng ( ăn 1 lát bánh mì trét bơ mỗi 2 tiếng )
      
- Chuối cũng lấy đi nhiều acid.
      
- Đậu hũ trắng, không nên chiên, chấm với nước tương pha vào và giọt dầu mè ăn rất ngon lại có nhiều protein ( chất đạm ) cũng giúp bao tử bớt ra acid.


- Dưa hấu, ăn cũng rất tốt vì có  nhiều vitamin lại mát giúp bao tử êm dịu bớt ra acid      

Những thức ăn vừa kể, giúp kiểm soát bệnh bao tử dư acid.

Nếu bao tử đau nhiều và không cảm thấy muốn ăn, thì có thể ăn soup, cháo loại mà bạn thích

Nên tránh uống cà phê, rượu, trà, các gia vị cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, bánh kem.    
       
2. Bao tử thiếu acid  
       
Dịch vị tiết ra quá ít không đủ để tiêu hoá thức ăn.     
        
Triệu chứng: ăn không tiêu cảm thấy đầy hơi, bụng cứ lình xình, không thấy đói, không muốn ăn, hơi thở hôi, đôi khi cũng làm nhức đầu, sụt cân 
              
Nguyên nhân: Chức năng bao tử bị suy yếu, hoặc do vấn đề tâm lý căng thẳng, lo lắng thái quá .
              
Đau bao tử loại này thì tuyệt đốí không nên ăn các thức ăn khó tiêu như nếp, chuối, bơ đậu phộng, dưa hấu, mà phải ăn những thức ăn dễ tiêu, như bánh mì, bánh tây lạt, cháo, soup. Cần gặp bác sĩ để được khám nghiệm hay soi bao tử.             

3. Bao tử chức năng bị rối loạn
              
Triệu chứng:  Lúc thì quá nhiều acid, làm cho thấy sót ruột, lúc thì quá ít, không thể tiêu hoá được thức ăn.
               
Nguyên nhân:  Bao tử suy yếu hoặc bị nhiễm vi trùng .
        
Cần phải gặp bác sĩ sớm, để được soi bao tử và nếu đúng là do vi trùng, bác sĩ sẽ cho uống thuốc kháng sinh thì mới khỏi bệnh.  (PMANTH)

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Đường đời muôn nẻo | Powered by Blogger