Wednesday, November 6, 2013

Những phim Việt vang danh Thế giới

Những phim Việt vang danh Thế giới



Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Mùi đu đủ xanh - phim Việt thành công nhất từ trước đến nay

 
 
Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.

Là một nền điện ảnh được coi là “vùng trũng” của châu Á, phim Việt khó có thể so sánh với những quốc gia lớn như: Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc…. Ngay cả với một số quốc gia ở Đông Nam Á như: Thái Lan, Phillippines… chúng ta vẫn còn khá nhiều hạn chế. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bộ phim Việt dự tranh tại các giải thưởng lớn trên thế giới và bước đầu gây được tiếng vang. Trong số đó phải kể đến Mùi đu đủ xanh từng vinh dự lọt vào bảng đề cử Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc tại Oscar và giải Máy quay vàng tại Cannes 1993.

Mới đây, một trang web ở nước ngoài đã công bố danh sách những bộ phim hay nhất theo từng quốc gia. Tại Việt Nam, danh sách những bộ phim được công bố trong đó có những cái tên đình đám: Mùi đu đủ xanh, Bao giờ cho đến tháng 10, Sống trong sợ hãi, Áo lụa Hà Đông… Đặc biệt, một số bộ phim mới thời gian gần đây như Để mai tính, Dòng máu anh hùng… cũng được liệt kê. Đạo diễn Trần Anh Hùng và Charlie Nguyễn mỗi người vinh dự có 2 phim góp mặt trong danh sách này.

Dưới đây là danh sách 12 phim Việt được đánh giá cao nhất:

1. The Scent of Green Papaya - Mùi đu đủ xanh – 1993, đạo diễn Trần Anh Hùng

Phim kể về câu chuyện cô bé tên Mùi 10 tuổi bắt đầu đi làm người ở cho một gia đình giàu có. Một điều trùng hợp là trong gia đình này, bà chủ nhà vẫn chưa hết đau buồn và thương tiếc trước cái chết của cô con gái nhỏ từ vài năm trước. Cô bé này cũng chạc tuổi Mùi nên bà coi cô như con cái trong nhà. Sống trong gia đình này, Mùi chứng kiến và biết được rất nhiều những câu chuyện của nhà họ. Cô cũng biết được lý do vì sao con gái của bà chủ lại qua đời cũng như chuyện ông chủ thường xuyên bỏ nhà ra đi.



10 năm sau đó, Mùi bây giờ đã là một thiếu nữ dịu dàng, xinh đẹp.  Cô được chuyển đến làm người ở cho một gia đình khác – một cậu chủ vốn là một ngừoi chơi piano mà cô biết từ khi còn nhỏ. Người đàn ông mà cô từng “thầm yêu trộm nhớ” này cũng đã có người yêu. Sống cùng nhau, nhận được sợi dây đồng cảm người nhạc sĩ đem lòng yêu thương Mùi. Anh dạy cô học chữ, học văn và sau đó hai người kết thúc với đám cưới ngọt ngào. Đảm nhận vai Mùi thời trưởng thành chính là Trần Nữ Yên Khê – vợ của đạo diễn Trần Anh Hùng.

Cho đến nay, Mùi đu đủ xanh là phim Việt thành công nhất trên thị trường quốc tế. Phim lọt vào danh sách đề cử của Oscar hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc. Đạo diễn Trần Anh Hùng cũng từng giành giải Máy quay vàng tại Cannes 1993 cũng như Giải César cho phim đầu tay xuất sắc nhất của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Kỹ thuật Điện ảnh Pháp.

2. CycloXích Lô, 1995 – đạo diễn Trần Anh Hùng

2 năm sau thành công của Mùi đu đủ xanh, đạo diễn Trần Anh Hùng tiếp tục ghi dấu ấn với Xích Lô.

Tên của phim cũng chính là tên nhân vật chính – người thanh niên nghèo mồ côi lương thiện người làm nghề chở xích lô tại Sài Gòn. Sống cùng anh còn có chị gái (vai của Trần Nữ Yên Khê), em gái và ông nội trong một căn nhà rách nát.


Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế. Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế. Xích Lô đầy ám ảnh khán giả

Cuộc đời của anh bước sang giai đoạn mới khi chiếc xích lô bị cướp đẩy anh vào một băng đảng xã hội đen của bà Buồn (Như Quỳnh) và nhân tình của bà tên Nhà Thơ (Lương Triều Vỹ). Điều đáng nói là Nhà Thơ chính là người yêu của chị gái Xích Lô. Từ đây, anh bắt đầu phạm những tội ác ghê gớm: cướp của, giết người… Dù muốn “hoàn lương” nhưng anh đều thất bại và luôn sống trong sợ hãi, dằn vặt lương tâm.

Nhưng phim còn được đẩy lên cao trào mạnh mẽ hơn khi chị gái của Xích Lô bị cưỡng bức, con trai của bà Buồn bị xe cán chết, Nhà Thơ quyết tự thiêu mình còn Xích Lô dùng súng để tự sát thương bản thân. Kết phim, nhân vật chính trở về sống đúng với nghề cũ của mình.

3. The Beautiful Country Bụi đời, 2004 đạo diễn Hans Petter Moland

The Beautiful Country (Bụi đời) là bộ phim là một phim độc lập của đạo diễn Na-Uy Hans Peter Moland kể về một đứa trẻ Việt Nam mang trong mình hai dòng máu Mỹ - Việt.

Bình – nhân vật chính của bộ phim sống trong cô đơn và buồn tẻ cùng gia đình tại một khu vực nông thôn. Anh là chàng trai có tính cách nhút nhát, khép kín và luôn mang theo những đau đáu, dằn vặt về xuất thân của mình. Ký ức duy nhất của anh về cha mình đó là một bức ảnh được chụp từ thời thơ ấu.

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Hai anh em lênh đênh trên đường đến Mỹ

Một ngày kia Bình quyết định rời vùng quê của mình đi tìm mẹ - người đang làm giúp việc tại Sài Gòn. Ở đó, anh cảm nhận được sự nghèo khổ của mẹ và phát hiện ra mình còn có một người em trai. Và một tai nạn chết người nghiêm trọng đã khởi đầu một cuộc sống đầy biến động cho Bình. Anh cùng em trai mình quyết định chạy trốn ra nước ngoài tìm cha và cuối cùng bị bắt vào nhà tù dành cho những người nhập cư bất hợp pháp tại Singapore. Tại đây, anh gặp cô gái Trung Quốc xinh đẹp tên Ling – người chấp nhận hy sinh thân mình để đạt được những “đặc cách”.

Trên đường đến nước Mỹ, anh phải trốn chui trốn lủi trên chiếc tàu chuyên vận chuyển những người nhập cư bất hợp pháp của một kẻ buôn lậu (Tim Roth). Nhưng tại đây của Bình và Ling phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt tại khu phố Tàu ở San Francisco trước khi đến Houston, Texas nơi mà anh tin rằng cha mình đang sống.

Đạo diễn Hans Peter Moland nói rằng câu chuyện phim, mặc dù nói về người Á Châu, nhưng có thông điệp mang tính đại chúng rất cao.

4. Three Seasons - Ba mùa, 1999, đạo diễn Tony Bùi

Ba mùa là bộ phim của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Tony Bùi với bối cảnh chính được thực hiện tại TP.HCM, Việt Nam. Phim là ba câu chuyện về ba mảnh đời khác nhau, nhưng đầy tính điền hình.

Đó là một lính Mỹ đến Sài Gòn trong nỗ lực tìm kiếm người con gái – đứa con rơi từ trong chiến tranh. Anh gặp Woody – một đứa trẻ đường phố ranh mãnh. Khi vài món đồ của Woody bị mất, anh tin người lính đã lấy nó và bắt đầu săn tìm người này.

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Ba mùa với 3 câu chuyện đầy cảm xúc

Một người lái xe tên Hải hàng ngày chở Lan một cô gái gọi đi làm. Quãng thời gian chờ đợi mỗi ngày khiến Hải dần yêu cô và cố gắng để vượt qua hoàn cảnh khó khăn cua rmình.

Kiến An, một người phụ nữ trẻ làm nghề hái hoa sen trong hồ của thầy giáo Đào – người đàn ông bị mắc bệnh phong. Những khúc ca của cô đã đánh thức anh khỏi căn bệnh trầm cảm. Anh yêu cầu cô chép lại những bài thơ của mình.

Ba câu chuyện đó mang theo những ước mơ, vui buồn, xúc động theo nhịp ba mùa: nắng, mưa và hy vọng.

Phim từng giành đồng thời hai giải thưởng của khán giả và BGK tại LHPP Sudance năm 1999.

5. Owl and the Sparrow - Cú và chim se sẻ - 2007, đạo diễn Stephane Gauger.

Phim kể về Thủy, một đứa trẻ mồ côi 10 tuổi làm việc trong nhà máy của một người chú. Ông luôn miệng la mắng cô chính vì thế cô quyết định bỏ chạy về Sài Gòn để sống.

Trong hơn 5 ngày cô sống bằng nghề bán hoa tươi trên đường phố trong khi người chú nỗ lực đi tìm lại cháu mình. Cô gặp Hải – một nhân viên của sở thú có vị hôn thê đã bỏ rơi anh.

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Nhẹ nhàng nhưng Cú và chim se sẻ dễ nhận được
đồng cảm của khán giả

Cô cũng bán hoa cho Lan – một tiếp viên hàng không nhưng bất hạnh trong tình yêu. Chính cô đã mua bữa tối cho Thủy và cho cô một chỗ ngủ qua đêm. Thủy nghĩ Lan giống như một con chim sẻ và Hải như một con cú. Cô bé quyết định gắn kết họ lại với nhau.

Tại giải Cánh diều 2009, bộ phim đã giành rất nhiều giải thưởng: giải bình chọn báo chí, giải phim hợp tác với nước ngoài xuất sắc, giải diễn viên triển vọng cho Phạm Gia Hân vai Thủy.

6. Living in FearSống trong sợ hãi – 2005, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên

Tải, một người lính ở miền Nam Việt Nam có hai người vợ sống ở hai địa điểm khác nhau. Khi chiến tranh kết thúc năm 1975 ông đưa người vợ thứ 2 của mình cùng đứa con đến sống ở vùng đất mới – nơi còn đầy bom mìn chiến tranh sót lại. Như một người thất bại, anh không còn bất cứ lựa chọn nào. Anh dựng một ngôi nhà nhỏ cho mình, chăm chỉ làm việc để kiếm tiền.

Một ngày nọ, khi uống rượu với một cộng sản có tên Năm Đực ông tìm ra cách khác để kiếm sống. Chính người đàn ông này đã dạy cho anh cách gỡ bom mìn và cắt dây thép gai để bán lấy tiền sinh sống. Từ đó anh có tiền chu cấp cho hai bà vợ và các con của mình.

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Sống trong sợ hãi: phim "cấm" trẻ em rất thành công

Tuy nhiên, anh hiểu rằng những phế liệu đó một ngày nào đó rồi cũng sẽ hết. Anh quyết định cải tạo bãi đất hoang để trồng trọt nhưng trớ trêu thay nó cũng có mìn. Tình huống kết phim xảy ra khi cả hai người vợ của anh đều trở dạ. Anh đưa cả hai cùng đến một bệnh viện và họ đã gặp nhau. Sau này người vợ cả quyết định cho phép anh cùng con gái dọn qua ở nhà vợ bé còn cô quyết định biệt tăm.

Tham gia bộ phim này có: Trần Hữu Phúc vai Tải, Hạnh Thúy vai Thuận, Mai Ngọc Phượng vai Út, Mai Trần vai Năm Đực…

Phim dựa trên câu chuyện có thật về một người đàn ông khai thác bom mìn tại tỉnh Ninh Thuận. Bấm máy từ đầu năm 2005, phim ra mắt vào tháng 12 cùng năm đó. Phim từng tham gia nhiều liên hoan, giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ và có nhiều thành tích lớn: Giải thưởng lớn tại LHP Châu Á Thái Bình Dương 2006; Giải Tài năng mới Châu Á tại LHP Thượng Hải 2006; Giải nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại LHP Việt Nam 2007; Giải của Ban giám khảo tại LHP Việt Nam 2007; Giải Cánh diều vàng đạo diễn xuất sắc, Kịch bản xuất sắc, nam diễn viên chính, nam diễn viên phụ xuất sắc và giải báo chí phê bình.

7. When the Tenth Month Comes Bao giờ cho đến tháng 10 – 1984, đạo diễn Đặng Nhật Minh

Bộ phim tình cảm thời chiến Bao giờ cho đến tháng 10 của đạo diễn Đặng Nhật Minh miêu tả về cuộc đấu tranh của những người dân thường trong một ngôi làng nhỏ 9 năm sau khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc. Cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của 3 triệu người, tàn phá đất nước khốc liệt và để lại nhiều câu chuyện đau thương sau đó.

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh gây thanh thế
trên toàn thế giới

Bộ phim bắt đầu bằng nhân vật Duyên (Lê Vân) người vừa trở về sau chuyến thăm chồng. Tuy nhiên, cô phát hiện ra rằng chồng mình đã hy sinh trong chiến tranh. Một mình cô phải đối diện với nỗi đau quá lớn đó và quyết tâm giấu tin này vì cha chồng đang ốm nặng. Và nếu biết được ông chắc chắn sẽ bị sốc nặng.

Trên đường trở về cô ngã sông và được thầy giáo Khang cứu sống. Chính người đàn ông này khi biết được hoàn cảnh của cô đã đồng ý viết những lá thư giả và vẫn kí tên chồng cô. Dù thỏa thuận thành công nhưng chính cô cảm thấy có lỗi và những rắc rối bắt đầu đến. Rất nhiều người bắt đầu nghi ngờ mối quan hệ tình cảm giữa cô và thầy giáo Khang. Và trong tình thế không thể giấu mãi, cô quyết định nói ra sự thật.

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Lê Vân đảm nhận vai nam chính trong Bao giờ cho đến tháng 10

Bao giờ cho đến tháng 10 đến bây giờ vẫn được coi là một trong những kiệt tác của điện ảnh Việt Nam. Phim từng giành giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 năm 1985. Phim cũng đã tham dự nhiều liên hoan phim quốc tế và thu về nhiều giải thưởng quan trọng như: Giải thưởng đặc biệt của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Quốc tế Hawaii năm 1985, Giải đặc biệt tại Liên hoan phim Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương 1989…

Đặc biệt tháng 9/2008 kênh truyền hình danh tiếng CNN đã bình chọn phim là một trong 18 phim châu Á hay nhất mọi thời đại.

8. The White Silk DressÁo lụa Hà Đông (2006), đạo diễn Lưu Huỳnh

Câu chuyện trong phim kể về Dần (một người phụ nữ trẻ đẹp – Trương Ngọc Ánh) và Gù (một anh chàng bị gù lưng – Quốc Khánh). Họ thuộc tầng lớp lao động nghèo khó sống tại Hà Đông, Việt Nam phải chịu áp bức của cường hào, địa chủ. Và đến khi không thể chịu đựng được, họ cùng nhau bỏ trốn vào Nam với mong muốn cuộc đời sẽ tươi sáng hơn. Gù trao cho Dần một món quà cưới đặc biệt – đó là một tấm áo dài bằng lụa trắng do mẹ anh để lại.

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Áo lụa Hà Đông - bộ phim được trong và ngoài nước
đánh giá cao

Cả hai cùng đến một thị trấn ở Hội An và bắt đầu xây dựng cuộc sống mới. Gia đình họ ngày càng thêm tiếng cười khi có 4 cô con gái. Dù vậy, họ vẫn phải trải qua một cuộc sống vô cùng khó khăn để vượt qua cái đói, cái nghèo. Trong bom đạn chiến tranh, Dần sẵn sàng làm mọi thứ để con cái được đi học, kể cả chấp nhận ở vú. Khi bị chồng phát hiện, giận dữ chửi mắng, cô sẵn sàng: “Bây giờ có phải đi làm đĩ để nuôi chúng ăn học nên người, em cũng không tiếc gì phần em!”. Và đỉnh điểm của câu chuyện khi cô quyết định cắt lại chiếc áo dài kia cho hai cô con gái mặc. Và mỗi ngày đến trường hai chị em phải mặc đổi cho nhau.

Bi kịch lớn nhất của gia đình đó là khi cô con gái đang đọc bài văn về tấm áo dài trắng bị bom đạn chiến tranh dập vùi. Trong nỗi đau khôn cùng ấy, khi tìm thấy xác con Dần như chết cả con người. Và bi kịch còn xảy ra khi Dần trong một lần đi vớt củi trên sông bị dòng lũ cuốn đi. Và trong lần sơ tán, vì cố gắng bảo vệ chiếc áo dài Gù cũng chết trong bom đạn chiến tranh. Câu truyện kết thúc với hình ảnh hòa bình năm 1975, thứ mà An đã hỏi bố trước đó "Bố ơi hòa bình có đẹp không hả bố".

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Trương Ngọc Ánh với hình tượng Dần thành công

Áo lụa Hà Đông đã lên ngôi cao nhất với danh hiệu Phim truyện xuất sắc tại Cánh diều 2006. Phim cũng giành giải Quay phim xuất sắc, Âm thanh xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc và Nam diễn viên chính xuất sắc. Khi tham gia LHP quốc tế Busan 2006 đạo diễn Lưu Huỳnh cũng nhận giải bình chọn của khán giả.

9. The Rebel Dòng máu anh hùng – 2006, đạo diễn Charlie Nguyễn

Lấy bối cảnh Việt Nam những năm 1920 dưới chế độ thực dân Pháp các cuộc đấu tranh nổi dậy vùng lên mạnh mẽ. Thực dân Pháp cũng sử dụng nhiều tay sai, tai mắt người Việt để có thể tiêu diệt những người nổi loạn, đấu tranh đòi độc lập.

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Dòng máu anh hùng - Phim hành động Việt kiểu mẫu

Bộ phim xoay quanh hành trình của Lê Văn Cường – một người hoạt động bí mật cho thực dân Pháp. Dù có một hồ sơ đáng tin cậy nhưng bên trong con người Cường – với dòng máu Việt Nam vẫn khiến anh luôn đấu tranh tâm lý day dứt.

Sau một vụ ám sát một quan chức người Pháp, Cường được phân công tìm kiếm và tiêu diệt các nhà lãnh đạo của đội quân nổi dậy. Anh gặp gỡ Võ Thanh Thúy – con gái của thủ lĩnh nhóm nổi dậy và là một chiến sĩ gan dạ.

Cấp trên dự định cho Cường tiếp cận Thúy và tìm ra sào huyệt của nghĩa quân. Tuy nhiên, trong khi sát cánh bên nhau anh lại có cảm tình với cô. Lòng yêu nước đã đốt cháy xung đột ý thức và anh quyết định quay đầu về với những người dân nghèo. Chính anh đã khám phá ra con người thực sự của mình và tìm thấy tình yêu đích thực để thực hiện những sứ mệnh mới.

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Bộ đôi Johnny Trí Nguyễn và Ngô Thanh Vân trong phim

10. The Buffalo BoyMùa len trâu – 2004, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh

Đây là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Việt Kiều được khởi quay vào tháng 9/2003.

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Mùa len trâu - một câu chuyện lạ mà quen

Mùa len trâu dựa trên câu chuyện của nhà văn Sơn Nam về những người làm nghề “len trâu”. Theo nhà văn Sơn Nam thì “len” trong tiếng Khmer có nghĩa là đi tự do, "len trâu" có nghĩa là cho trâu đi tự do. Đây là công việc vẫn thường được thực hiện vào mùa nước nổi để giữ tính mạng cho trâu – tài sản lớn nhất của mỗi gia đình.

Bối cảnh phim đưa khán giả về lại thời kì những năm 1930-1940 ở miền Tây Nam Bộ vào mùa lũ, khi nước ngập sâu từ 1 đến 4m. Dù con người không có chỗ ở nhưng với họ, bảo vệ con trâu chính là ưu tiên hàng đầu. Họ đưa trâu đến những vùng có cỏ để ăn, những vùng đất cao cách xa 30-40km.

Và trong những lần “len” trâu ấy, khán giả thấy được một vùng quê Nam Bộ với hình ảnh những đàn trâu hàng trăm con, những cơn lũ về giữa đêm, những cuộc chiến của những người đàn ông…

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Phim phản ánh đúng tính chất Nam Bộ sâu sắc

Sau khi ra mắt, phim đã tham dự khá nhiều LHP và nhận được nhiều giải thưởng lớn như: Giải đặc biệt ở LHP Locarno, Thụy Sĩ, Giải đạo diễn xuất sắc nhất ở LHP Chicago, Mỹ, Giải cao nhất, Grand prix của LHP Amiens, Pháp, Giải đặc biệt của LHP Amazonas, Brazil…

11. Fool for Love Để mai tính, 2010 – đạo diễn Charlie Nguyễn

Ngay khi ra mắt khán giả vào năm 2010, Để mai tính được coi là “làn gió mới” của phim Việt khi đan xen mạch chuyện, cảm xúc rất tinh tế.

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế.
Để mai tính với một câu chuyện tình nhẹ nhàng mà sâu sắc

Phim kể về cuộc tình nhiều trắc trở dù đắm say của Mai (Kathy Uyên) và Dũng (Dustin Nguyễn). Một người mơ ước trở thành ca sĩ nổi tiếng trong khi người còn lại chỉ là nhân viên khách sạn 5 sao nhưng có niềm tin lớn vào tình yêu đích thực.

Nhưng, cuộc đời đã cho họ hai ngã rẽ khác nhau. Mai ngã vào vòng tay của ông chủ Antoine (Charlie Nguyễn thủ vai) giàu có, quyền lực còn Dũng chấp nhận làm tài xế cho thương gia đồng tính Hội (Thái Hoà). Câu chuyện giữa 2 cặp đôi này xảy ra nhiều sóng gió, nhiều chi tiết hài hước nhưng cái kết có hậu khi họ cùng tìm được bến đỗ hạnh phúc cho mình.

Không đình đám ở các giải thưởng điện ảnh nhưng Để mai tính được đánh giá cao từ nội dung, kịch bản cho đến diễn xuất. Phim được coi là đại diện tiêu biểu của dòng phim tình cảm lãng mạn, với nhiều cảnh quay đẹp như phim Hollywood.

Có tên trong danh sách này là hầu hết những bộ phim từng giành nhiều giải quốc tế. 
Bộ đôi Thái Hòa - Dustin Nguyễn

Đây cũng là bộ phim góp phần đưa tên tuổi của Thái Hòa, Kathy Uyên, Dustin Nguyễn… đến gần hơn với công chúng. Phim cũng mở ra một trào lưu mới – một bộ phim không cần ra mắt dịp Tết vẫn thành công với doanh thu hơn 18 tỷ đồng.

Theo Khám phá

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Đường đời muôn nẻo | Powered by Blogger