Saturday, November 30, 2013

Toa thuốc dược thảo trị viêm khí quản làm đau cổ, ho, nghẹt mũi

 7 Signs It's Time to Visit The Dentist ...

Pmanth

www.duongdoimuonneo.blogspot.com - Mùa lạnh, nếu cơ thể suy yếu dễ sinh cảm cúm, phong hàn, làm ho về đêm, sau đó nhức đầu, đau cổ họng, tắc nghẹt mũi, toàn thân cảm thấy lạnh buốt.

Đây là toa thuốc Đông y rất hiệu nghiệm, bạn sẽ không cần phải gặp bác sĩ hay dùng thuốc trụ sinh.

Toa thuốc trị cảm cúm,  đau cổ, viêm khí quản

1. Cát cánh = 5 g       (trị ho, đau cổ)

2. Cam thảo = 5 g      (giảm ho, chống viêm, chống dị ứng, điều hòa các vị thuốc) 

3. Rể mạch môn = 5 g (kháng khuẩn, chống viêm, ức chế ho, long đờm, chữa ho khan, viêm họng) 

4. Tía tô   = 5 g           (ức chế vi khuẩn, chống dị ứng)

5. Tiền hồ = 5 g                   (kháng khuẩn, long đờm, giảm ho, đờm suyển, viêm khí quãn)

6. Sả         = 10 g         (làm ra mồ hôi, ấm bụng, giúp tiêu hóa, thông khí, sát trùng, tiêu đờm.

7. Xuyên bối mẫu = 15 g (trị ho do viêm khí quản, suyễn)



Nước 3 chén, sắc bằng nồi low cook, nhiệt độ (high) khoảng 5 - giờ, nước đầu chia làm hai lần uống cách 4 - 5 tiếng.

Nước nhì sắc với 2 chén nước khoảng 5 - giờ. Uống một lần.

Nếu chỉ mới bắt đầu ho húng hắng về đêm, có thể dùng bài thuốc dưới đây để bệnh không tiến triển nặng thêm làm nhức đầu, đau họng nghẹt mũi.

Toa thuốc trị ho do cảm lạnh

1. Cát cánh = 5 g

2. Cam thảo = 5 g

3. Sả            = 10 g

4. Xuyên bối mẫu = 10 g

5. Tía tô = 5g

6. Tiền hồ = 10g


Nếu ho khan nhiều ngày, đờm cứ vương vướng ở trong họng không hỉ hay khạc ra được, uống thuốc tây đủ loại mà không bớt, người mỏi mệt vô cùng, bạn có thể bị viêm khí quản, cấp tính hoặc mãn tính. Có thể dùng bài thuốc dưới đây để trị cũng rất hiệu nghiệm.

 1. Trần bì        = 10 g


2. Tỳ bà diệp      = 10 g


3. Xuyên bối mẫu = 15 g


4. Thiên môn đông = 10 g


5. Mạch môn đông = 10 g


6. Ngọc trúc           = 15 g


7 Cam thảo           = 4 g


Nước 4 chén, sắc bằng nồi low cook khoảng 4 - 5 giờ, uống một lần.

Sắc nước nhì 3 chén, khoảng 4 - 5 giờ, uống lúc còn ấm.  (Pmanth)

Bệnh Alzheimer là gì ?

 

Theo Sức Khỏe Cộng Đồng
 www.duongdoimuonneo.blogspot.com - Hiện nay có hàng triệu người lớn tuổi trên thế  giới bị bệnh Alzheimer, tuổi mắc bệnh thường từ 65 trở lên. Con số này dự đoán sẽ gấp nhiều lần trong vòng 20 năm tới, khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên.
Mặc dù vẫn chưa có một phương pháp thực sự hữu hiệu nào để ngăn ngừa bệnh Alzheimer, nhưng các nhà nghiên cứu đã đạt được những bước tiến quan trọng trong 5 năm gần đây. 
Điều trị thích hợp có thể giúp cải tiến cuộc sống cho bệnh nhân. Ngày càng có nhiều loại thuốc được nghiên cứu, và các nhà khoa học còn khám phá ra hàng loạt gen có liên quan đến Alzheimer, từ đó đã đưa ra nhiều hướng điều trị nhằm ngăn chặn bệnh lý phức tạp này.
Trong khi chờ đợi các thành tựu đó, việc chăm sóc các bệnh nhân Alzheimer vẫn còn tập trung và sử dụng những hiểu biết hiện có. Họ rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của bạn bè và người thân để đương đầu với bệnh tật.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Mọi người ai cũng thỉnh thoảng có lúc bị lầm lẫn và mắc sai sót về trí nhớ. Hết sức bình thường nếu như bạn quên tên của một người mà bạn hiếm khi gặp mặt. Nhưng điều này sẽ không phải là một chuyện bình thường, khi bạn quên ngay cả những đồ vật hàng ngày và tên những người thân thiết trong gia đình mình.
Bệnh Alzheimer – một tiến trình thoái hóa của não bộ – vượt quá giới hạn của sự quên thông thường. Nó có thể bắt đầu bằng sự rối loạn và mất trí nhớ nhẹ nhàng,  nhưng dần dần sẽ dẫn đến sự suy giảm trí tuệ nặng nề, tàn phá khả năng nhớ, lý luận, học tập và trí tưởng tượng của người bệnh.
Phần lớn bệnh nhân Alzheimer  đều có những dấu hiệu bệnh như sau:
Tính hay quên liên tục và tăng dần. 
Bệnh Alzheimer khởi đầu bằng một giai đoạn quên, đặc biệt là quên những sự việc mới diễn ra hoặc những việc đơn giản. Nhưng về sau triệu chứng quên cứ tồn tại và tăng dần.
Bệnh nhân thường quên nội dung các cuộc nói chuyện, quên các đồ vật, đặt sai vị trí của chúng, thường đặt chúng không đúng theo vị trí và công dụng. Bệnh nhân thường quên tên bạn bè, rồi cuối cùng quên hẳn cả tên những người thân trong gia đình và tên các đồ vật thường dùng nhất, như cái lược, đồng hồ,…
Khó khăn trong suy nghĩ trừu tượng. 
Bệnh  nhân Alzheimer gặp rắc rối với sổ tiết kiệm của họ, nhất là phải nhận ra và hiểu các con số.
Khó khăn trong tìm kiếm ngôn từ chính xác để diễn đạt. 
Thật là một thử thách lớn lao cho các bệnh nhân Alzheimer  khi phải tìm kiếm các từ ngữ chính xác để diễn đạt những suy nghĩ của mình và ngay cả chỉ để hiểu kịp các cuộc nói chuyện. 
Việc đọc và viết cũng gặp khó khăn.
Mất định hướng. Bệnh nhân Alzheimer bị mất định hướng về thời gian và không gian. Họ không nhớ rõ ngày giờ, bị lạc trong chính ngôi nhà của mình. Sau cùng bệnh nhân hay đi lang thang ra khỏi nhà.
Mất khả năng phân tích và suy xét. 
Việc giải quyết các vấn đề xảy ra hàng ngày (như làm thế nào để biết thức ăn trên bếp lò bị cháy) trở nên rất khó khăn. Bệnh nhân Alzheimer giờ đây gặp phải trở ngại lớn trong việc thực hiện những công việc đòi hỏi phải có kế hoạch, những quyết định và suy xét.
Thực hiện các công việc quen thuộc khó khăn. 
Những công việc quen thuộc hàng ngày cần phải làm qua các bước tuần tự, ví dụ như việc nấu ăn, đã trở thành một cuộc chiến đấu khó khăn cho người bệnh. Cuối cùng thì bệnh nhân Alzheimer quên cả cách thực hiện những công việc cơ bản nhất, như đánh răng chẳng hạn
Thay đổi nhân cách. 
Người bệnh có tính khí thay đổi thất thường. Họ hoài nghi tất cả mọi người, cố chấp và cách ly với xã hội. Lúc còn sớm, triệu chứng này có thể là phản ứng của người bệnh với tâm trạng thất vọng khi họ nhận thấy mình không thể kiểm soát được trí nhớ.  
Vì vậy mà trầm cảm hay đi đôi với bệnh Alzheimer. Mất ngủ cũng thường xảy ra. Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân trở nên khó tính, hay kích động và cư xử không phù hợp.
Điển hình, những người thân của bệnh nhân Alzheimer ghi nhận một sự thay đổi dần dần – không phải đột ngột. Đến khi bệnh tiến triển, các triệu chứng ngày càng nặng lên buộc bệnh nhân hoặc người nhà phải tìm đến sự giúp đỡ của thầy thuốc. 
Nhiều bệnh nhân Alzheimer cũng nhận ra rằng trí nhớ của mình có vấn đề, có thể sẽ rất nặng nề.
Quá trình bệnh lý xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc rất nhiều vào từng cá thể. Từ triệu chứng quên đơn giản đến lúc sa sút trí tuệ nặng nề có thể kéo dài 5 năm, nhưng cũng có người đến 10 năm hoặc lâu hơn.
Bệnh Alzheimer thường diễn tiến từ nhẹ đến vừa, đến nặng. Bệnh nhân còn ở giai đoạn nhẹ thường có thể sống một mình được và có thể xử lý công việc khá tốt. Ở giai đoạn vừa, người bệnh sẽ gặp khó khăn lớn nếu không có người giúp đỡ; còn ở giai đoạn cuối thường không thể tự chăm sóc bản thân họ được.
Các nhà nghiên cứu đã gọi giai đoạn mất trí nhớ là giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ, hay giai đoạn tiền Alzheimer. Giai đoạn này là thời khoảng giao nhau giữa những triệu chứng suy giảm trí nhớ bình thường do tuổi già và những triệu chứng nhẹ đầu tiên của Alzheimer.
Bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ, mất trí nhớ vượt quá ngưỡng bình thường ở tuổi của họ, nhưng chưa phải là sa sút trí tuệ của Alzheimer. Việc phân loại loại mất trí nhớ này giúp các thầy thuốc chẩn đoán chính xác hơn để giúp đỡ hữu hiệu cho người bệnh. Nó giúp cảnh báo cho bệnh nhân nguy cơ cao phát triển bệnh Alzheimer.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer hiện vẫn chưa rõ ràng. Các nhà khoa học đã khám phá ra trong não các bệnh nhân Alzheimer có nhiều tế bào bị chết hoặc tổn thương nguyên nhân chưa được biết.
Một bộ não khỏe mạnh bình thường chứa khoảng 140 tỷ tế bào thần kinh gọi là nơ-ron. Các nơ-ron này tạo ra các tín hiệu điện học và hóa học, dẫn truyền từ nơ-ron này sang nơ-ron khác giúp bạn suy nghĩ, ghi nhớ và cảm nhận. Những chất hóa học này được gọi là chất dẫn truyền thần kinh, giúp cho các dòng tín hiệu liên tục giữa các nơ-ron.
Trên bệnh nhân Alzheimer, các nơ-ron trong não bộ chết một cách từ từ, gây giảm nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh và rối loạn các tín hiệu trong não.
Bệnh này được đặt theo tên của nhà thần kinh học người Đức, bác sĩ Alois Alzheimer. Năm 1906 ông đã phẫu tích não bộ một tử thi nữ sau nhiều năm mắc bệnh sa sút trí tuệ. Kết quả cho thấy có những đám tế bào não và những điểm gút bất thường. Ngày nay, những đám tế bào này (gọi là mảng tế bào) và những điểm gút (gọi là các đám rối) chính là những thương tổn điển hình của bệnh Alzheimer.
Các nhà khoa học vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu về những cấu trúc bất thường này – các mảng và đám rối – nhằm để hiểu thấu đáo hơn vì sao tế bào não bệnh nhân Alzheimer bị chết một cách chậm chạp. Có một số giả thuyết giải thích sự liên quan giữa các cấu trúc này và bệnh Alzheimer:
Mảng. Các mảng được tạo thành từ những protein vô hại bình thường được gọi là amyloid-beta. Người ta tin rằng mảng lắng đọng giữa các nơ-ron trong giai đoạn sớm của các tiến triển bệnh lý, trước khi các nơ-ron bị chết và triệu chứng bệnh phát triển. Mặc dù nguyên nhân căn bản chưa được xác định rõ nhưng với các bằng chứng này cũng có thể giả thuyết amyloid-beta là thủ phạm.
Đám rối. Các cấu trúc hỗ trợ cho tế bào nơ-ron phụ thuộc vào chức năng bình thường của một loại protein gọi là TAU. Ở bệnh nhân Alzheimer, các sợi mảnh protein TAU bị biến đổi trở thành dạng xoắn. Nhiều chuyên gia tin rằng những tổn thương nặng nề này làm cho tế bào nơ-ron bị chết hoại.
Các chuyên gia cũng đã khảo sát vai trò của gen trong bệnh Alzheimer. Sự hiện diện của một số dị tật gen nào đó làm tăng nguy cơ phát bệnh Alzheimer. Một số nhà khoa học tin rằng việc nhiễm các loại virus phát triển chậm gây viêm não cũng có liên quan.
Yếu tố nguy cơ
Alzheimer  là một bệnh lý phức tạp có thể chịu ảnh của rất nhiều yếu tố khác nhau. Các chuyên gia phân biệt nhiều nhóm yếu tố nguy cơ có khả năng thúc đẩy sự phát triển của bệnh, gồm:
Tuổi tác. Bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, nhưng đôi khi (hiếm) cũng thấy ở bệnh nhân dưới 40. tuổi trung bình của bệnh là 80. Tỷ lệ bệnh khoảng 1-2% ở lứa tuổi 65, nhưng tăng đến 5% ở nhóm 80 tuổi. Đến 50% người ở độ tuổi 90 ít nhiều cũng có vài triệu chứng cua bệnh Alzheimer . Phụ nữ bị nhiều hơn nam giới, một phần vì  giới nữ có tuổi thọ cao hơn.
Yếu tố di truyền. Nguy cơ bạn bị Alzheimer tăng nhẹ nếu như có một người thân (cha mẹ, anh chị em ruột) bị bệnh này. Cơ quan ở gen và di truyền hiện vẫn còn là một dấu hỏi lớn, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện một số biến đổi gen làm tăng cao nguy cơ bệnh trong một số gia đình.
Yếu tố môi trường. Người ta đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nhằm phát hiện nguyên nhân cũng như ngăn ngừa bệnh tật. Ví dụ, một số bệnh nhân Alzheimer bị lắng đọng nhôm trong não.
Kiểm soát và chẩn đoán
Hiện chưa có một xét nghiệm nào để chẩn đoán xác định bệnh Alzheimer. Do vậy chỉ có thể chẩn đoán bệnh này bằng cách loại trừ tất cả các nguyên nhân có thể gây mất trí nhớ.
Ví dụ, cơn đột quỵ nhỏ, tiềm ẩn có thể làm gián đoạn tạm thời dòng máu lên não, gây ra sa sút trí tuệ. Bệnh Parkinson – thoái hóa thần kinh , hoặc trầm cảm,  cũng có thể gây giảm trí nhớ. Hơn nữa, người già thường phải sử dụng nhiều thuốc điều trị khác có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng suy nghĩ.
Để giúp ích cho chẩn đoán Alzheimer từ nhiều nguyên nhân gây mất trí nhớ, người ta dựa vào những yếu tố sau:
Tiền sử bệnh
Bác sĩ cần hỏi kỹ về tình trạng sức khỏe chung và các vấn đề bệnh lý đã xảy ra trước đây, nhất là những vấn đề xảy ra trong các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân. Cần thu thập thêm thông tin từ người thân và bạn bè của bệnh nhân.
Các thử nghiệm thường quy. Xét nghiệm máu, nước tiểu giúp có thể loại trừ những nguyên nhân gây sa sút trí tuệ khác.
Các thử nghiệm tâm thần
Các thử nghiệm này dùng để đánh giá trí nhớ, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng chú ý, kỹ năng đếm và ngôn ngữ.
Các thử nghiệm này giúp cho bác sĩ lượng định chính xác khả năng nhận thức của bệnh nhân. Ví dụ, bác sĩ có thể kiểm tra trí nhớ gần và trí nhớ dài hạn bằng cách hỏi: Hôm nay là ngày gì? Chiến tranh Thế Giới thứ II xảy ra năm nào? Các thử nghiệm nhắc lại cũng là một ví dụ. Bác sĩ liệt kê tên những người thân trong gia đình bệnh nhân, bệnh nhân nhắc lại ngay rồi lặp lại sau 5 phút.
Kiểm soát não bộ  
Bằng cách chụp cắt lớp điện toán CT scan, chụp cộng hưởng từ hạt nhân MRI, chụp phát xạ positron PET, dựa vào đó có thể định vị được những bất thường có thể thấy được.
Nhờ vào những phương pháp này, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác đến 90% các trường hợp Alzheimer. Chẩn đoán chính xác 100% chỉ có thể qua phương pháp phẫu tích não bộ tử thi để tìm các mảng và đám rối – điều không thể thực hiện khi bệnh nhân còn sống.
Những xét nghiệm về gen và di truyền học vẫn còn trong vòng thử nghiệm. Thử nghiệm máu chỉ cho biết rằng một người có mang gen bất thường có thể có liên quan với Alzheimer mà không thể cho biết người nào mang các gen đó sẽ bị tiến triển thành bệnh.
Biến chứng
Hầu hết bệnh nhân Alzheimer không tử vong do bệnh chính mà thường do các bệnh kèm theo, như viêm phổi hoặc các nhiễm trùng khác.
Ở Alzheimer giai đoạn nặng, bệnh nhân mất tất cả các khả năng tự chăm sóc cho bản thân. Họ ăn uống khó khăn,  không kềm chế hoặc không thể kiểm soát bước đi và thường đi lang thang khỏi nhà.
Mất các khả năng kiểm soát này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như:
Viêm phổi
Khó nuốt thức ăn và các dịch uống làm bệnh nhân dễ hít các chất này vào phổi, gây ra viêm phổi hít.
Nhiễm trùng
Bệnh nhân thường đi tiểu không tự chủ nên phải đặt thông tiểu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu, nếu không được điều trị sẽ càng nặng hơn, có thể đe dọa mạng sống bệnh nhân.
Té ngã và các biến chứng
Người bệnh thường bị mất định hướng và dễ dàng bị vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương. Hơn nữa, té ngã thường làm chấn thương đầu nặng, như xuất huyết nội sọ, bệnh nhân phải chịu phẫu thuật nằm viện dài ngày, càng làm tăng nguy cơ huyết khối trong não, tim, phổi, loét da do tư thế,…tất cả đều đe dọa mạng sống người bệnh.
Điều trị
Cho đến gần đây vẫn chưa có phương pháp nào thực sự điều trị cho bệnh Alzheimer. Thuốc và chăm sóc bệnh nhân là những biện pháp chủ yếu.
Thuốc
Các thuốc hiện có không thể làm ngăn chặn hay nghịch đảo quá trình bệnh nền tảng, nhưng chúng có thể làm chậm quá trình diễn tiến bệnh hay làm suy giảm các triệu chứng. Các thuốc được khuyến cáo dùng trong bệnh Alzheimer gồm: 
Tacrine (Cognex). Tacrine có thể cải thiện khả năng trí tuệ khoảng 30% bệnh nhân Alzheimer mức độ từ nhẹ đến trung bình bằng cách làm chậm sự suy giảm chất dẫn truyền thần kinh trong não. Tác dụng phụ gồm: buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, thường chỉ nhẹ và ngắn hạn.
Rivastigamine (Exelon). Cũng giống như tacrine và donepezil, rivastigamine ngăn  chặn sự giảm sút các chất dẫn truyền thần kinh, giảm các triệu chứng. Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn.
Các bác sĩ cũng thường sử dụng các thuốc nhằm cải thiện triệu chứng đi kèm, như mất ngủ, lơ đãng mất tập trung, lo âu, kích động và trầm cảm.
Việc điều trị bệnh Alzheimer hiện nay vẫn còn trong giai đoạn non trẻ. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn lạc quan tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, nhiều thuốc mới ra đời, hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn trong triệt thoái các triệu chứng của bệnh Alzheimer. 
Các chuyên gia hiện đang khảo sát các triệu chứng giống bệnh Alzheimer trên chuột thí nghiệm nhằm thúc đẩy việc chế tạo các loại thuốc có thể trì hoãn hoặc làm kéo dài quá trình tiến triển bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân
Trước khi tìm ra một phương pháp hữu hiệu điều trị bệnh Alzheimer, người bệnh rất cần sự quan tâm chăm sóc và giúp đỡ từ những người xung quanh. 
Theo Hiệp hội bệnh Alzheimer quốc gia Hoa Kỳ, cứ 10 gia đình thì có 1 người có liên quan đến bệnh này. Trong 4 triệu người mắc bệnh Alzheimer tại Mỹ, 70% sống tại nhà và được sự chăm sóc của những người thân trong gia đình.
Chăm sóc bệnh nhân là một thử thách rất lớn. Sự suy sụp chậm chạp và không rõ giới hạn đòi hỏi người chăm sóc phải rèn luyện tính nhẫn nại, sự hiểu biết, tình thương và óc sáng tạo.
Mấu chốt của việc chăm sóc là tập trung vào những công việc mà người bệnh Alzheimer vẫn còn thấy thích thú. Thực chất những phương cách làm giảm tiếp xúc va chạm đến những khả năng bị suy yếu và các rối loạn cư xử hành vi có thể tránh được một số khó khăn của bệnh.
Mỗi bệnh nhân Alzheimer đều phải trải qua những triệu chứng và những thời kỳ hết sức khó khăn. Cho nên các kỹ thuật chăm sóc cũng thay đổi cho từng trường hợp cụ thể. Bạn cần phải biết cách thích nghi với các tình thế chăm sóc đặc biệt sau:
Trợ giúp về trí nhớ nhằm hỗ trợ cho người bệnh khả năng độc lập. Bạn hãy viết ra cho bệnh nhân danh sách các công việc phải làm trong ngày, các số điện thoại thường dùng, nhất là số điện thoại của trung tâm giúp đỡ và hướng dẫn các tác vụ đơn giản, như cách pha cà phê, cách sử dụng điện thoại…
Kiến trúc nhà ở. Môi trường nhà ở tạo cảm giác bình yên thoải mái và giảm thiểu các sự việc về cư xử. Vị trí lạ, tiếng ồn ào, đông người,… làm người bệnh có cảm giác bất an, lo âu và nhiều suy nghĩ khó khăn hơn.
Giám sát chặt chẽ tránh để bệnh nhân đi lang thang. Một số trường hợp cần phải dùng đến những thẻ bỏ túi đơn giản, như “ Hãy gọi về nhà” có kèm số điện thoại bên dưới, hoặc đeo vòng tay cho bệnh nhân có ghi rõ tên tuổi, số điện thoại liên lạc và câu ghi chú “Suy giảm trí nhớ”,…
Sự đi lạc của bệnh nhân có thể chỉ đơn giản là họ đang tìm kiếm một vật gì đó, như tìm nhà tắm, hay đang cố thực hiện một công việc có ý nghĩa. Việc tổ chức cho họ những cuộc đi bộ vì sức khỏe hàng ngày giúp bệnh nhân giảm bớt tình trạng đi lang thang.
Xếp đặt thời gian buổi tối có trình tự. Thái độ hành vi  của bệnh vào buổi tối thường xấu đi. Thiết lập giờ nghỉ ngơi ổn định và êm đềm, tránh xa tiếng ồn của tivi, những bữa ăn tối và các thành viên hiếu động trong gia đình (như trẻ con). Giới hạn lượng caffein trong ngày, những bài thể dục thân thể hàng ngày cũng giúp ích cho sự thư giãn trong giấc ngủ về đêm.
Tăng cường giao tiếp. Khi nói chuyện với người bệnh, bạn nên chú ý đứng gần họ để có thể thấy, cầm tay, vài thể hiện sự thân mật và chăm sóc. Nói chậm rãi, câu đơn giản và đừng thúc giục họ trả lời. Nên dùng nhiều cử chỉ và dấu hiệu, như chỉ vào các đồ vật. Tránh hỏi những câu quá phức tạp dễ làm cho bệnh nhân nản lòng khi phải tìm câu trả lời một cách khó khăn.
Tạo một môi trường an toàn. Hãy tạo cho nhà của người bệnh trở thành một nơi thân thiện và an toàn. Sắp xếp đồ đạc vào những vị trí cố định, tránh lộn xộn và ngã đổ. Khóa tủ thuốc, rượu, vật nhọn hay vũ khí, các chất có thể gây ngộ độc, các vật dụng và công cụ nguy hiểm. Dời các dụng cụ điện tránh xa nhà tắm để ngừa sự cố, đặt cố định nhiệt độ máy nước nóng không quá 120o F,…
Các bài tập kết hợp có thể đem lại ích lợi cho nhiều bệnh nhân Alzheimer. Thực sự thì tập thể dục luôn có ích cho mọi đối tượng, kể người bệnh lẫn người bình thường, giúp tăng cường sự khỏe mạnh, sức chịu đựng, có lợi cho hệ tim mạch, cải thiện giấc ngủ và giúp tinh thần sảng khoái. Thể dục giúp bệnh nhân Alzheimer duy trì khả năng vận động, duy trì sức khỏe, tính dẻo dai và sự thăng bằng – giảm nguy cơ chấn thương nặng do té ngã.
Để giúp đỡ cho bệnh nhân Alzheimer  trước các thử thách của cuộc sống hàng ngày, những người thân  trong gia đình cần phải có những dự tính định trước trong chăm sóc và xử thế với người bệnh, càng sớm càng tốt. Cần phải trả lời những câu hỏi có tính nhân bản, pháp lý và kinh tế, ví dụ như:
Bệnh nhân Alzheimer có thể lái xe an toàn, làm việc hay sống một mình trong bao lâu?
Khả năng chăm sóc bệnh nhân trong các giai đoạn của gia đình và người  thân đến mức nào
Khả năng kinh tế của gia đình có thể đảm đương việc chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân tại nhà hiện nay và trong tương lai không?
Những vấn đề này hết sức cần thiết cho bệnh nhân, bác sĩ điều trị và gia đình . nói chung bệnh nhân Alzheimer cần phải được giúp đỡ càng lâu càng tốt.
Phòng ngừa
Hiện nay hầu như không có cách nào ngăn ngừa khởi phát bệnh Alzheimer. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm kiếm những phương pháp làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh. Có nhiều hướng rất triển vọng, nhưng cũng chỉ là bước đầu:
Kháng viêm non-steroid (NSAIDs). Một nghiên cứu công bố năm 1996 cho thấy các thuốc NSAIDs ibuprofen (Advil, Motrin, Nuprin),  naproxen sodium (Aleve) và indomethacin (Indocin) có thể giảm nguy cơ bệnh Alzheimer 30-60%. Các bác sĩ tin rằng hiện tượng viêm não là một phần trong quá trình tiến triển bệnh Alzheimer.
Các nhà khảo sát không biết rõ tại sao aspirin, cũng là một NSAID, và acetaminophen (Tylenol), đã không có hiệu quả gì. Gần đây các chuyên khảo sát trên những cặp song sinh, thấy rằng những người sử dụng NSAID thường xuyên, nhất là để điều trị viêm khớp, có tần suất mắc Alzheimer thấp hơn 10 lần so với người còn lại trong cặp song sinh ít sử dụng NSAID. Tuy nhiên các bác sĩ không khuyến cáo sử dụng NSAIDs, vì chúng có thể gây viêm loét và xuất huyết đường ruột. Hiện thuốc này còn đang được tiếp tục chứng minh.
 Vitamin E, selegiline hydrochloride và các chất chống oxy hóa khác (như Ginkgo biloba, selenium,..). Các chuyên gia đang nghiên cứu có phải chăng vitamin E và selegiline (Eldepryl), một thuốc điều trị bệnh Parkinson, có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Alzheimer hay không.
Các thuốc này làm chậm tốc độ tiến triển của Alzheimer vừa và nặng. Cả hai đều là các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào não nhờ khả năng tiêu diệt gốc tự do.
Các gốc tự do là những sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình chuyển hóa bình thường của tế bào. Một số chuyên gia tin rằng các gốc tự do bị dọn dẹp bởi tế bào miễn dịch trong não sinh ra do quá trình viêm mạn tính. Các gốc tự do có thể đi kèm với các phân tử trong tế bào não và gây rối loạn chức năng tế bào.
 Estrogen. Bệnh Alzheimer trên các bệnh nhân nữ mãn kinh có thể liên quan đến sự thiếu hụt estrogen. Estrogen giúp duy trì bộ não khỏe mạnh bằng tăng cường sản xuất các chất trung gian thần kinh quan trọng, ngăn ngừa sự lắng đọng và tích tụ của các mảng và cải thiện tưới máu cho não.
Các nghiên cứu còn cho thấy điều trị hormone thay thế cho các phụ nữ mãn kinh làm giảm nguy cơ Alzheimer ở đối tượng này 30-40%. Tuy nhiên việc dùng hormone thay thế đơn độc để phòng ngừa Alzheimer chưa được chấp nhận.

Đường trái cây có tốt hơn các đường khác không

 http://ts2.mm.bing.net/th?id=H.4837173616181569&pid=15.1

Theo Tin tức cao niên
 
www.duongdoimuonneo.blogspot.com - Theo nhà dinh dưỡng Joy Dubost thuộc Viện Dinh dưỡng và Kiêng cữ (Academy of Nutrition and Dietetics) thì đường trong một lát trái cây, một lon nước  soda hay một miếng bánh ngọt cũng đều gồm có hai thành phần fructose và gluose. Cấu trúc và thành phần phân tử của các phân tử đường đều như nhau dù là có nguồn gốc từ đâu.

 
Tì lệ fructoseglucose trong trái cây và đường ăn (table sugar) khôngkhác nhau mấy. Hầu hết các trái cây chứa từ 40 tới 50 phần trăm fructose  (trừ một vài ngoại lệ như 65% trong táo và lê; 20% trong nham lê tức cranberry) còn trong đường ăn (hay sucrose) thì tỉ lệ là 50/50. 

Cả hai loại đường không có loại nào tốt hơn hay xấu hơn đối với bạn, nhưng được cơ thể bạn chuyển hóa một cách khác nhau  Fructose bị “phá vỡ” ở trong gan nên không gây phản ứng insulin. Trái lại glucose thì bị “phá vỡ” ngay trong dạ dày nên cần sự phóng thích insulin vào dòng máu thì mới có thể được chuyển hóa (metabolized) hoàn toàn.


Tuy thế bạn đừng nên có ý nghĩ là vì thành  phần đường trong trái cây và bánh ngọt như nhau nên ăn trái cây hay ăn bánh ngọt cũng vậy . Thật ra trái cây còn chứa nhiều thứ tốt như vitamin, các chất chống oxi hóa và nước, trong khi kẹo bánh chẳng có lơi ích dinh dưỡng gì. 

Ngoài ra trái cây chứa ít đường hơn nếu tính theo thể tích : nửa “cup” dâu tây chứa 3.5 gram đường trong khi nửa” cup” kem dâu tây  chứa tới 15 gram đường.

Hơn nữa trái cây nguyên trái chứa nhiều chất sơ, chất này làm chậm sụ tiêu hóa glucose trong cơ thể nên không làm insulin tăng đột ngột giống như kẹo. Điều nảy cũng có nghĩa là cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để sử dụng glucose như là nhiên liệu trước khi tồn trữ glucose dư thừa dưới dạng mỡ. 

Ngay cả các trái cây khô- một món ăn ngọt  có tiếng vẩn còn giữ đủ các chất sơ và chất dinh dưỡng cũa chúng. Nhưng bạn nên cẩn thận đừng ăn quá nhiều trái cây khô có thêm đường (đọc nhãn dán dinh đường thì biết ) bởi vì chúng nhỏ bé hơn trái cây tươi. Không tin bạn hãy  so sánh số hạt nho khô với số trái nho tươi  trong một vốc nắm tay

Nói chung, tại Mỹ dân chúng không ăn trái cây đủ nhiều vì vậy chúng ta không  nên loại bỏ trái cây ra khỏi thực đơn để giảm lượng đường dung nạp. Bản thân đường không độc hại, nhưng ăn quá nhiều đường qua bánh kẹo thì không tốt.

Bạn nghiện Internet tới mức nào?

 15 Things to Avoid on Facebook ...

Theo Nhịp Sống Số

www.duongdoimuonneo.blogspot.com - Chứng nghiện Internet dễ thấy nhất là cơn say lướt Facebook, là một trong những vấn đề ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng cảnh báo. 

Tuy nhiên, nghiện Internet có tương tự như các chứng nghiện đã được biết đến như nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy?


Hội chứng nghiện Internet được cảnh báo lần đầu tiên năm 1995 bởi Ivan Goldber khi ông mô tả chứng nghiện đánh bạc theo các tiêu chuẩn thống kê và chẩn đoán của các bệnh tâm thần .

Có chăng chứng nghiện Internet?

Cùng với sự phát triển của công nghệ băng thông rộng và sự phổ cập của Internet, chứng nghiện Internet ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đó có phải là một chứng nghiện hay không thì đến nay vẫn chưa có một thống nhất.

Năm 2006, Hiệp hội Y khoa Mỹ (American Medical Association) đã từ chối việc khuyến khích Hiệp hội Tâm thần Mỹ (American Psychiatric Association) đưa chứng nghiện Internet vào thống kê và chẩn đoán của các bệnh tâm thần. Điều này vừa được công bố ngày 22-5-2013. 

Trong đó, tuy bị phủ nhận là một bệnh nghiện chính thức, nhưng Hiệp hội Tâm thần Mỹ vẫn đưa chứng nghiện Internet vào phần phụ lục với hàm ý đây là vấn đề đáng quan tâm, cần nghiên cứu tiếp. Tuy nhiên, chứng nghiện Internet vẫn là một chủ đề chưa được giới chuyên gia lưu ý.

Với một số nước châu Á như Hàn Quốc và Trung Quốc thì chứng nghiện Internet được coi là một hiện tượng thực tế đáng lo ngại, nhất là khi ngày càng có nhiều thanh thiếu niên vì mải mê chơi trò chơi trực tuyến đến mức chết tại chỗ trong quán Internet. 

Với Hàn Quốc, chứng nghiện Internet thậm chí còn bị xếp thành một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất về sức khỏe.

Ngay từ năm 2006, Hàn Quốc đã có 210.000 trẻ em tuổi từ 6-19 bị mắc chứng nghiện Internet và cần điều trị. Trong số đó, 20-24% số trẻ này cần phải được điều trị trong bệnh viện. Ngoài ra, do chơi điện tử nhiều, lên đến 23 giờ/tuần, nên 1,2 triệu học sinh Hàn Quốc cũng có nguy cơ bị nghiện Internet và cần được cố vấn. 

Đến tháng 6-2007, Hàn Quốc đã huấn luyện 1.043 chuyên gia cố vấn để làm việc trong 190 trung tâm và bệnh viện điều trị chứng nghiện Internet.

Tại Trung Quốc, tình hình cũng đáng lo ngại ở mức tương tự. Theo báo cáo, năm 2007 có khoảng 10 triệu thanh thiếu niên Trung Quốc mắc chứng nghiện Internet, ứng với khoảng 13,7% thanh thiếu niên sử dụng Internet.

Các nghiên cứu khác cho thấy với đại chúng, tỷ lệ người có dấu hiệu nghiện Internet vào khoảng 6-15%. Với học sinh sinh viên, tỉ lệ này lên đến 13-18,4% (6). Như vậy, có thể ước lượng sơ bộ tỉ lệ người nghiện Internet trung bình là khoảng 10% số người sử dụng.

Số người sử dụng Internet ở Việt Nam tính đến tháng 11-2012 lên đến hơn 31 triệu người. Tuy chưa có nghiên cứu thống kê nhưng nếu tỉ lệ người có triệu chứng nghiện Internet tính ở mức thấp nhất là 6% thì tỉ lệ người có triệu chứng nghiện Internet lên đến 1,8 triệu người. Một con số đáng lo ngại. Tuy nhiên, ở Việt Nam có thể có tình trạng nhiều người dùng chung một máy tính nên tỉ lệ người nghiện Internet sẽ ít hơn. 

Để làm rõ tình trạng này cần phải có một điều tra xã hội học nghiêm túc trước khi đưa ra những kết luận chắc chắn.



Nghiện vì nhận thức hành vi
Việc lạm dụng Internet là do nhận thức lệch lạc dẫn đến hành vi cũng lệch lạc theo, như chơi game online (trò chơi trực tuyến) quá mức, đánh bạc, truy cập các nội dung đồi trụy quá nhiều… tạo ra chứng nghiện Internet. Vì thế, điều trị chứng nghiện Internet trong trường hợp này sử dụng lý thuyết nhận thức - hành vi, theo đó nhấn mạnh việc sử dụng Internet có kiểm soát, và cho rằng chính suy nghĩ, nhận thức sẽ tạo ra cảm xúc, vì thế cần phải xác lập nhận thức đúng trước hết.

Việc điều trị chứng nghiện Internet theo cách này có những đặc điểm rất gần với một số quan niệm của nhà Phật như chánh kiến, chánh niệm, chánh tư duy. Vì thế, có thể vận dụng những quan điểm gần gũi này của văn hóa Phật giáo truyền thống để giúp người nghiện Internet điều chỉnh hành vi của mình.

Nghiện vì tâm lý được bù trừ

Người dùng Internet cảm thấy được bù đắp những khiếm khuyết ở ngoài đời thực, đặc biệt là với giới trẻ. Chẳng hạn, áp lực học hành nặng nề và đặc biệt là việc thi cử, đánh giá tài năng chỉ dựa trên điểm số đã làm giới trẻ mệt mỏi và tìm kiếm sự khẳng định mình trên thế giới ảo. Ngoài đời, một trẻ có thể nhút nhát, ít bạn, hay bị trêu chọc, điểm số kém, nhưng trên thế giới ảo, cậu ta có thể là một game thủ có tiếng và được vị nể. 
 
Ngay cả người lớn cũng có xu hướng dùng thế giới ảo để tìm kiếm cảm giác bù đắp những thất bại hoặc trốn tránh các khó khăn thực ngoài đời. Việc kết bạn, giao tiếp, khẳng định mình trên mạng cũng dễ dàng hơn so với ngoài đời thực. Vì thế, bên cạnh việc tìm kiếm sự thừa nhận mình trên mạng thì việc trốn tránh cuộc đời thực bằng cách sống trong thế giới ảo cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng nghiện Internet.

Cách thức điều trị tốt nhất là khuyến khích các hoạt động thực ngoài đời, giao tiếp thực, bình tĩnh giải quyết các khó khăn thực, đặc biệt phải cải tiến việc đánh giá năng lực, thay vì chỉ sử dụng một tiêu chuẩn giản đơn như điểm thi hay tiền bạc. 

Cần hình thành một cách thức đánh giá năng lực cởi mở và toàn diện hơn cho xã hội.

Nghiện do tâm lý thần kinh

Chứng nghiện Internet liên quan trực tiếp đến các vấn đề về tâm lý và thần kinh. Động cơ nguyên thủy của con người là tìm kiếm hạnh phúc, khoái cảm và lảng tránh khổ đau. Có thể cùng phối hợp với các động cơ khác, như mong muốn khẳng định mình, là một trong các thôi thúc người ta bước vào sử dụng Internet. 
 
Khi sử dụng Internet thì hệ thần kinh được kích thích và người dùng có trải nghiệm khoái cảm. Nhưng khi nghiện, khoái cảm này sẽ trơ dần, dẫn đến thôi thúc tái sử dụng ở mức độ cao hơn. Dần dà, điều này gây ra cảm giác “vật vã” khi không được sử dụng Internet, với những biểu hiện cụ thể như: bồn chồn, mất ngủ, cảm xúc bất ổn định, dễ bực bội, cáu kỉnh... Những điều này sẽ tích tụ và chuyển thành các phản ứng tiêu cực của người nghiện Internet như nhận thức sai lệch, dữ tợn, thù nghịch, đổ lỗi...

Và để giải tỏa các phản ứng tiêu cực này cũng như hệ lụy của nó mang lại, người ta lại tăng cường sử dụng Internet để trốn tránh, để tìm lại cảm giác thỏa mãn, để xác lập giá trị của mình trong thế giới ảo. Vòng xoáy cứ như vậy tiếp tục làm người nghiện ngày càng khó bứt ra khỏi thế giới mạng.

Bạn có nghiện Internet không?

Đọc đến đây, câu hỏi mà bạn phải đối diện một cách trung thực: bạn có nghiện Internet không? 

Nếu có đầy đủ các biểu hiện sau thì bạn có thể bị coi là đã nghiện Internet:

1) Lạm dụng: thường gắn kèm với việc mất cảm thức về thời gian, thậm chí quên cả nhu cầu cơ bản như ăn, uống, vệ sinh…

2) Biểu hiện “vật vã”, như giận dữ, căng thẳng, thậm chí trầm cảm khi không được sử dụng Internet.

3) Mức độ sử dụng tăng, biểu hiện qua tăng thời gian dùng Internet, nhu cầu về máy tính mạnh hơn, cần phần mềm nhiều tính năng hơn.

4) Hậu quả tiêu cực như tranh cãi, nói dối, thành tích học tập/làm việc kém, tách rời xã hội, mệt mỏi thường xuyên…


Đến nay tuy chưa có một xác định giữa các nhà nghiên cứu về chứng nghiện Internet, nhưng những hậu quả của việc lạm dụng Internet đến sức khỏe và tâm thần, năng suất làm việc, cuộc sống gia đình, quan hệ xã hội… là có thực. 

Nhiều quốc gia đã hiển nhiên thừa nhận hội chứng nghiện Internet là một trong những nguy cơ tàn phá sức khỏe , đặc biệt là với giới trẻ.

Vì thế hãy sử dụng Internet một cách thông minh để nâng cao năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống, thay vì bị nó nuốt chửng và tàn phá cuộc đời bạn.
GIÁP VĂN DƯƠNG
___________

Friday, November 29, 2013

Những loại mặt nạ trị mụn hiệu quả, dễ làm mùa đông


mặt nạ trị mụn - mat na tri mun 1

 
Theo Thẩm mỹ viện Bally

www.duongdoimuonneo.blogspot.com - Thời tiết hanh khô cùng cách chăm sóc da không hợp lý dễ khiến cho tình trạng mụn trở nên khó kiểm soát. Dưới đây là một số mặt nạ tự nhiên trị mụn tương đối đơn giản và dễ làm trong mùa đông.

Cà rốt

Rửa sạch 500g cà rốt, giầm nát. Trộn 5 gam phấn trang điểm với cà rốt giầm. Thoa hỗn hợp lên mặt, sau 10 phút rửa sạch. Mỗi ngày đắp mặt nạ một lần.

Lô hội

mặt nạ trị mụn - mat na tri mun 2

Lấy 100 gam lá lô hội tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi. Đổ 500ml nước vào nồi đun lửa to đến khi sôi. Sau đó tiếp tục đun nhỏ lửa trong 15 phút. Chắt nước hòa với 10 gam mật ong. Uống nước này kết hợp với đắp lá lô hội lên mặt. Mỗi ngày làm 1 lần. 

Lô hội giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, bài trừ độc tố, dưỡng da, loại trừ mụn trứng cá. Ngoài ra còn có tác dụng săn da, ngăn ngừa các nếp nhăn xuất hiện.

Dâu tây

mặt nạ trị mụn - mat na tri mun 3 

Trong dâu tây có chứa rất nhiều vitamin C – một chất giúp tăng 
cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa cực hiệu quả. Bạn có thể trộn đều dâu tây đã được xay với sữa tươi và caffe bột. Sau đó thoa đều lên da mặt, sau 30 phút bạn rửa sạch mặt với nước ấm

Chuối tiêu

mặt nạ trị mụn - mat na tri mun 4 

Chuối tiêu chin có nhiều vitamin B6, B12, vitamin C, chất kali, magie cùng nhiều loại khoáng chất, dưỡng chất khác. Ăn chuối thường xuyên mang lại vẻ đẹp cho làn da và tóc. 

Mặt nạ từ chuối cũng rất dễ làm: 

Bạn chỉ cần nghiền một quả chuối chín, sau đó trộn với một muỗng caffe mật ong. Thoa hỗn hợp vừa trộn lên vùng da bị mụn để như vậy từ 15-20 phút. 

Cuối cùng, bạn rửa mặt lại bằng nước và lau mặt bằng khăn sạch. Thường xuyên đắp mặt nạ là cách trị mụn trứng cá hiệu quả nhất.

Rửa mặt đúng cách để ngăn ngừa mụn


 rửa tay sạch

Theo Tuần Báo Mới

www.duongdoimuonneo.blogspot.com - Nhiều người quan niệm rằng việc rửa mặt nhiều lần trong ngày sẽ rất tốt cho da. Tuy nhiên, quan điểm trên không hoàn toàn đúng. 

Rửa mặt là một thói quen vệ sinh thường ngày nhưng rửa mặt như thế nào mới đạt được hiệu quả tốt nhất không phải là điều mà ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu cách rửa mặt làm ngăn ngừa mụn xuất hiện bằng những lời khuyên dưới đây:

1. Chọn loại xà bông hay kem rửa mặt phù hợp với loại da của bạn

2. Rửa sạch hai bàn tay của bạn

3. Vén hết tóc ra phía sau

4. Dùng nước ấm rửa qua một lượt

5. Thoa kem rửa mặt trong hai bàn tay đến khi sủi bọt, sau đó thoa lên da và xoa nhẹ nhàng bằng các ngón tay theo chuyển động tròn. Đừng quên cổ và trán

6. Rửa lại bằng nước ấm cho sạch hết xà bông hay kem

7. Thoa lên mặt một chút nước làm se lỗ chân lông (toner)

8. Bôi kem làm ẩm da. Đừng xoa quá mạnh làm kéo giãn da

Chú ý:

- Tránh sờ tay bẩn lên mặt, vi trùng từ đôi tay của bạn sẽ có dịp lây qua da mặt.

- Sau khi rửa mặt, nhớ lau mặt bằng một khăn sạch. Không lý gì rửa mặt cho sạch, rồi lại lau mặt bằng một cái khăn đầy vi khuẩn.

Không rửa mặt quá nhiều lần


Kể cả da bạn có nhiều dầu cũng không nên rửa mặt thường xuyên, nếu không, khi bạn rửa sạch dầu thì cũng đồng thời “vắt kiệt” hết lượng nước ở trong da (cho dù bạn có uống bao nhiêu nước thì cũng không thể bù đắp nổi). 

Vào những ngày thời tiết quá lạnh và cả ngày ở trong nhà hoặc chỉ ra ngoài chút ít thì không nhất thiết phải rửa mặt.

Mùa hè nóng bức, chưa làm gì mồ hôi đã nhễ nhại thì nên làm thế nào? Buổi trưa bạn có thể rửa mặt nhưng chỉ dùng nước, rửa nước ấm một lượt sau đó rửa qua nước lạnh, ấm lạnh thay thế nhau nhiều lần như thế cũng là cách để bạn tỉnh táo, thoải mái.

Dùng nước ấm, lạnh.

Nguyên nhân mọc mụn là do chất bẩn (bụi bặm, dầu mỡ hoặc tế bào chết) không được kịp thời “tẩy đi”, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. 

Cách tốt nhất để làm sạch chất bẩn là dùng nước ấm để lỗ chân lông nở ra, dùng sữa rửa mặt nhẹ nhàng xoa đều lên mặt, để cho sữa đem đi hết những chất bẩn, sau đó rửa sạch bằng nước và dùng nước lạnh rửa lại để thu nhỏ lỗ chân lông. 

Đây cũng là cách giữ cho da sạch sẽ và đàn hồi.

Rửa nước lạnh lần cuối ngoài tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông, còn làm cho đầu óc tỉnh táo, thần khí thoải mái, da mặt sạch sẽ.

Không nên dùng khăn rửa mặt nhúng nước ướt rồi chà hoặc lau lên mặt, vì như thế da mặt bị kích thích sẽ đỏ lên hoặc bị tổn thương đồng thời cũng làm da mặt dầy hơn.


Thursday, November 28, 2013

Toa thuốc trị viêm khí quản, đờm không tiết ra được

 Tiền hồ-vị thuốc chữa tiêu đờm, phong nhiệt
































Theo Thầy thuốc của bạn


Chữa viêm khi quản, đờm không tiết ra được

1/ Tiền hồ 10g, 

2/ tang bạch bì 10g, 

4/ Đào nhân 10 gr

 3/ khoản đông hoa 8g,

4/ bối mẫu 10g, 

5/ cát cánh 5g, 

6/ cam thảo 3g, 

Nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. (Đơn thuốc kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền).

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ tiền hồ có vị đắng, cay, tính hơi hàn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng tuyên tán phong nhiệt, hạ khí chỉ ho, tiêu đờm. Dùng chữa phong nhiệt, sinh ho, đờm đặc, xuyễn tức. Không thực nhiệt, ngoại cảm không dùng được.


Thường tiền hồ là một vị thuốc chữa ho, trừ đờ. Ngoài ra còn là một vị thuốc chứa sốt, giảm đau dùng trong trường hợp cảm mạo, sốt nóng, đầu nhức.


Liều dùng:  9-15g dưới dạng thuốc sắc chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

 
 

Lịch sử của sự gây mê trong phẩu thuật


 





















Theo Việt Sceiences
 
www.duongdoimuonneo.blogspot.com - Cho đến nửa đầu thập niên 1840, những cuộc giải phẫu ở trên thế giới, từ Á sang Âu và Bắc Mỹ đều tương tự như thế.  

Ngoài người y sĩ giải phẫu, còn cần hai, ba người lực lưỡng, để đè giữ người được giải phẫu.  

Người được giải phẫu tỉnh táo, nghe tiếng cưa, dao cắt qua thịt, qua xương, và la hét rên rĩ vì đau đớn.  Nhà giải phẫu phải rất nhanh tay, cưa chân chỉ mất có 25 đến 27 giây, vì nếu làm lâu hơn, bịnh nhân có thể chết vì chịu không nỗi sự đau đớn.   Những tiếng la hét vì đau đớn có thể vang dôi đến độ người đi ngoài đường cũng nghe được.  Darwin còn phải nhìn nhận là các cuộc giải phẩu rất ghê rợn và hai trường hợp giải phẫu mà ông đã chứng kiến khi chưa có thuốc mê vẫn ám ảnh ông trong nhiều năm. (Darwin & Barlow, 1958)

1- Ether : (CH3CH2)2O


Mãi đến ngày thứ sáu 16 tháng 10 năm 1846, mọi việc mới thay đổi.  Ngày đó, tại bịnh viện Tổng quát tiểu bang Massachusetts ở Boston, thuốc gây mê đã được áp dụng trong một ca mổ, mở đường cho những bước tiến nhảy vọt của y khoa, và giải phẫu.  


Ngày đó, Bác sĩ John Collins Warren (1753–1815) trưởng khoa giải phẫu bịnh viện tổng quát Massachusett (Massachusetts General Hospital) đã mời nha sĩ William T. G. Morton (1819 - 1868). đến phụ giúp ông để cắt bỏ cái bướu ở cổ của Gilbert Abbott.  

Thường thì trường hợp này chỉ là một ca mổ không quan trọng, và chỉ mất khoảng 3 phút đồng hồ. Ðiều khác biệt là bác sĩ Warren muốn dùng một phương thức mới: sự gây mê nơi bịnh nhân trong suốt cuộc giải phẫu, và Morton là người phụ trách việc này. Morton đã cho Abbott hít ê te (ether) và ngay sau đó, bác sĩ Warren đã tiến hành việc cắt bỏ cái bướu.  Sau đó Abbott xác nhận:

- Tôi không hề cảm thấy đau đớn chút nào trong suốt thời gian giải phẫu, chỉ có lúc gần hết, tôi có cảm tưởng như có một vật gì hơi cùn, cà vào da tôi. (Fenster, 2001, tr. 80) 
Ngày 16 tháng 10 năm 1846 được chính thức ghi nhận là Ngày ê te (Ether Day), và tòa nhà có phòng giải phẫu đó được đặt tên lại là Vòm ê te (Ether Dome).  

Ngày 17 đã có thêm một cuộc giải phẫu cắt bỏ một cái bướu trên cánh tay của một phụ nữ. Theo đề nghị của bác sĩ Warren, bác sĩ George Hayward đã nhờ nha sĩ Morton dùng ê te gây mê cho bịnh nhân.  

Cuộc giải phẫu này kéo dài đến bảy phút, nhưng nha sĩ Morton đã theo dõi và cho bịnh nhân hít ê te nhiều lần. Sau khi mổ xong, bịnh nhân xác nhận là không hề cảm thấy đau đớn gì hết, và đã vui vẻ kể chuyện về đứa con của bà, đang chờ đợi bà ở nhà. Giải phẫu với thuốc gây mê ê te đã thành công, 

Mở đầu kỷ nguyên mới cho ngành giải phẫu. Nhưng nếu nha sĩ Morton và các bác sĩ Warren và Hayward là những người chính thức dùng ê te để gây mê trong các cuộc giải phẫu thì đã có nhiều người khác đã biết đến ê te và những thuốc gây mê tương tự.  

Chính Morton đã dùng ê te để gây tê ở trên mặt và nhổ răng thật sự không đau vào ngày 30 tháng 9 năm 1846.  Nhờ đó mà bác sĩ Warren mới mời ông phụ giúp việc gây mê ngày 16 tháng 10 như đã nói ở trên.

Những người khai phá


Theo tài liệu trích dẫn trong

  
dược sĩ Raymundus Lullius, người Tây ban nha đã tìm ra ê te ngay từ năm 1275 và gọi hơi này là "lưu toan dịu" (sweet vitriol. Vitriol là tên cũ của acid sulfuric)

Ðến năm 1540 khoa học gia Valerius Cordus, người Ðức đã ghi lại phân chất của chất lưu toan dịu này.  Và cùng thời gian đó Paracelsus,  nhà vật lý và luyện kim người Thụy sĩ đã phát hiện tác dụng thôi miên của lưu toan dịu. 
Mãi đến năm 1730, W.G. Frobenius, một khoa học gia người Ðức mới đổi tên "lưu toan dịu" thành ê te (CH3CH2)2O..

E te được điều chế từ sự khử nước của rượu ethanol ở 140°C dưới sự hiện diện của acid sulfuric

2H3C-CH2OH ---[H2SO4], (140°C)-->
-H2O
(CH3CH2)2O
         
Các nhà vật lý và khoa học gia đã dùng ê te trong nhiều việc khác nhau, nhưng không ai biết dùng ê te như một chất hơi gây mê. 

Ngay từ năm 1794, các y sĩ người Anh như Richard Pearson Thomas Lovell Beddoes (1803-1849), đã dùng ê te để trị một chứng lao, bịnh sạn ở bọng đái và bịnh phù thủng.   Ðầu thế kỷ thứ 19, vài y sĩ Hoa kỳ dùng ê te để trị một vài chứng sưng ở trong phổi.



 



















Michael Faraday (1791 - 1867) nhân viên bào chế trong dược phòng đã tìm ra khả năng làm mê của hơi ê te. Faraday là nhà vật lý học kiêm hoá học người Anh, nổi tiếng  nhờ những  khám phá về sự cảm ứng điện từ (induction électromagnétique) và những định luật điện giải (**).


Y sĩ Henry Hill Hickman đã thử nghiệm một cách cẩn thận ảnh hưởng của hai chất hơi ê te và "khi' chọc cười" trên thú vật.  Ông có ghi lại trạng thái lơ lửng của thú vật giúp cho việc giải phẫu chữa trị chúng tiến hành được dễ dàng.  Tiếc là ông mất quá sớm khi mới 29 tuổi, nên không có đóng góp được nhiều.

2- Protoxyd nitơ: N2O

Những người khám phá

Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ thứ 18 (1773), Joseph Priestley, mục sư Anh giáo ở Leeds và là một người mê say Hóa học đã  cô lập được thán khí (CO2, gaz carbonique), tách dưỡng khí trong không khí, và tạo ra được oxyd ni tơ (oxyde d'azote) thuần chất. 

Ông lại tạo ra được protoxyd ni tơ (protoxyde d'azote; N2O) mà sau đó được gọi là "khí chọc cười" (laughing gas hay gaz hilarant). Khí này có tác dụng làm cho người hít nó ở trong một trạng thái phiêu diêu, lơ lửng, và cảm thấy vui vẻ, yêu đời, nhiều khi cười cợt như điên.  Ông mất năm 71 tuổi, mà chưa nhận thức được khả năng làm dịu hay giảm bớt đau của chất "khí chọc cười".





N2O (protoxyde d'azote, Nitrous Oxide)
Khối lượng phân tử: 44,01g
Nhiệt độ sôi: -88,5°C
Độ nóng chảy: -90,8°C

Mặc dù là chất khí không cháy, nhưng  ở 650°c nó cháy nổ

N2O được điều chế từ sự khử nước của nitrat ammonium ở 250°C:

NH4NO3 ---- (250°C)--->
-2H2O
N2O  

Ngoài việc dùng  làm thuốc tê để nhổ răng, N2O còn dùng làm chất bán dẫn. Người ta cũng dùng N2O  để tăng công suất cho xe hơi (xem phụ chú 1) và hỗn hợp 50% oxy và 50% N2O hít vô sẽ giảm đau và bớt stress..
      
Năm 1788    Humphrey Davy, một dược sĩ tập sự đã tiếp tục công trình nghiên cứu của Priestley trên "khí chọc cười".  Ông đã chế tạo một bộ máy nhỏ, gồm một bao bằng lụa, có  chốt mở, đóng để dễ điều khiển việc cung cấp chất khí đó.  Ông đề ra giả thuyết là "khí chọc cười" có thể dùng làm cho người bịnh mất cảm giác, do đó không bị đau đớn trong các cuộc giải phẩu.   Nhưng không có ai trong ngành y khoa để ý đến giả thuyết này.

 Horace Wells (1815-1848) là một nha sĩ ở Hartford, Connecticut, Hoa kỳ.   Ông đã nhờ Gardner Q. Colton cho ông hít  protoxyde d'azote N2O trước khi để đồng nghiệp là nha sĩ John Riggs nhổ răng cho ông vào tháng 12 năm 1844.  Kết quả đã hết sức tốt đẹp vì ông đã không hề cảm thấy đau đớn khi bị nhổ răng.   

Ông quyết định áp dụng việc hít  protoxyde d'azote cho các bịnh nhân của ông, và thân chủ đã đổ xô đến để cho ông nhổ răng.  Nhưng ông đã thất bại khi ông thử áp dụng lối gây mê với protoxyde d'azote trong một cuộc giải phẩu với bác sĩ Warren trong năm 1845.

William Green Morton (1819-1868) là nha sĩ ở Boston.  Ông cũng dùng protoxyde d'azode  để gây tê cho các thân chủ đến nhổ răng với ông.   Nhưng khác hơn Horace Wells ông cũng thử dùng ê te vì ông đã nghiệm được tác dụng của chất này.  Những thành quả của ông trong việc gây tê với ê te đã được bác sĩ Warren theo dõi, và đã mời ông làm người gây mê trong ngày lịch sử ê te, 16 tháng 10 năm 1846 đã kể ở trên.   Morton may mắn được đồng nghiệp là Charles T. Jackson khuyên nên dùng ê te để gây tê trước khi nhổ răng cho thân chủ.  Ông cũng khuyên Morton nên chế tạo một cái máy để có thể cung cấp ê te đúng liều lượng và theo ý muốn.  Morton đã may mắn có Josiah Holbrook, một sinh viên tốt nghiệp đại học Yale, và là một người chuyên chế tạo các dụng cụ y khoa tại Boston lúc bấy giờ.  

Morton và Warren đã gửi phúc trình báo cáo về hai vụ giải phẫu có dùng ê te để gây mê lên các báo chuyên môn về y khoa.  Do đó Morton được nhìn nhận là người đã khám phá ra khả năng gây mê của ê te và áp dụng thành công khả năng đó.



Crawford W. Long (1815- đã dùng  ête sulfurique để gây tê từ 1842 và có lúc ông đã nhờ Robert Goodman, một người có tiệm dược phòng ở Athens, tiểu bang Georgia gởi cho ông ê te xuống nơi ông làm việc ở Jefferson, cũng trong tiểu bang Georgia.  Nhưng không may cho ông, những người ở Jefferson cho là ông làm trò ma quỷ và đã buộc ông ngưng dùng ê te.  Sau này tiểu bang Georgia dựng tượng của ông trong Nghị viện tiểu bang.



Chloroform

Chloroform là một chất lỏng không màu, mùi dễ chịu và vị hơi hơi ngọt.  Ðược chế tạo cùng lúc vào năm 1831 ở hai nơi xa cách nhau, một bởi Justus von Liebig ở nước Ðúc và một bởi Eugene Soubeiran ở nước Pháp.  Bác sĩ sản khoa James Y. Simpson đã dùng Chloroform làm thuốc gây mê vào năm 1847 tại Edinburgh, Ecosse (Tô cách lan) trong khi đỡ đẻ.   Sau đó việc dùng chloroform như loại thuốc gây mê trong các cuộc giải phẩu đã lan tràn ở Âu châu.  

Nhưng mãi đến đầu thế kỷ thứ 20, chloroform mới bắt đầu được sử dụng thay cho ê te ở Bắc Mỹ.  Nhưng trong các xứ mới bắt đầu mở mang, người ta vẫn còn dùng ê te, vì dễ kiếm, rẻ tiền và tương đối an toàn.  Chloroform đã không còn được thông dụng vì có thể tạo ra chứng đứng tim đột ngột.   

Người ta thay chloroform bằng  Trichloroethylene một hydrocarbon cùng loại, nhưng chất này cũng không được dùng lâu vì có thể tạo ra ung thư.

Chloroform được sản xuất trong kỹ nghệ bằng cách đun hỗn hợp chlour và các clorometan ha metan ở 400-500°C. Ở nhiệt độ này một loạt phản ứng xảy ra biến đối methan hay clorometan từ từ thành những  hợp chất chứa nhiều clor

CH4 + Cl2 ---> CH3Cl + HCl
 
CH3Cl + Cl2 ---> CH2Cl2 + HCl
 
CH2Cl2 +Cl2 ---> CHCl3 + HCl
 
CHCl3 + Cl2 ---> CCl4 + HCl

Ethylen  H2C =CH2

Từ 1846, sau khi ê te được dùng làm thuốc gây mê, người ta đã thử hầu hết các chất khí  hoặc hơi có thể ngửi được để tìm ra những chất có thể gây mê hay tê có tác dụng tốt hơn và có hậu quả nhẹ hơn ê te.  Tháng 2 năm 1923, W. Easson Brown , làm việc trong phòng dược khoa của Ðại học Toronto đã trình bày những "Thí nghiệm sơ khởi với ê ty len như là loại thuốc gây mê tổng quát" (Preliminary Experiments with Ethylene as a General Anaesthetic).   

Qua tháng sau, Luckhartdt Carter bài "The physiologic effects of ethylene, a new gas anesthetic" (Tác dụng bịnh lý của ethylen, một chất khí gây mê mới).  Sau nhiều lần áp dụng thử, ethylen trở thành chất gây mê tổng quát, thay thế ê te và chloroform.  

Cyclopropane

Ðến 1930, người ta bắt đầu thử cyclopropane như một chất gây mê mới.  Cyclopropane mạnh hơn ê te và nitrous oxide, nhưng đặc tính của cyclopropane là chỉ cần chiếm 10 dến 15 phần trần trăm trong hỗn hợp khí, do đó dưỡng khí được tăng lên đến 85 hay 90 phần trăm, giúp người được gây mê dễ thở hơn.  (Nitrous oxide cần đến 85 hoặc 90 phần trăm trong  hỗn hợp khí, còn ê te cần đến 80 phần trăm).  

Do đó cyclopropane nghiễm nhiên trở thành thuốc gây mê tổng quát được dùng nhiều nhứt. Nhưng khi giải phẩu ở thân trên, người ta phải dùng một liều lượng cao cyclopropane hay ê te.  Ở liều lượng cao này, ê te và nhất là cyclopropane lại làm cho sức ép của cơ tim giảm, làm khó thở, và gan và trái cật không hoạt động bình thường được..  Các nhà nghiên cứu không dừng lại với cyclopropane được.

Howard Griffith đã áp dụng ê ty len lẫn cyclopropane trong việc gây mê tổng quát ở bịnh viện Homoeopatic ở Montréal (sau này đổi tên lại là bịnh viện Nữ Hoàng Elizabeth)  Số bịnh nhân được gây mê bằng cyclopropane tăng từ 350 người trong năm 1934 lên đến hơn 5000 người vào năm 1940.  Nhưng cyclopropane ở số lương cao có thể gây ra khó thở nơi người được gây mê. 
 

Intocostrin

Năm 1940, Lewis H. Wright đại diện của công ty Squibb đã đề nghị dùng Intocostrin, một dược chất trích từ độc dược Curaré để làm dịu phản ứng của Metrazol trên những người bị bịnh thần kinh.  Curaré là thuốc độc mà thổ dân ở Ba Tây và Nam Mỹ tẫm vào đầu mũi tên.    

Chỉ cần bị đầu mũi tên làm sướt da một chút là người bị thương có thể chết sau khi các bắp thịt bị tê liệt. Curaré được chế từ một loại dây leo mọc trên vòm cây khu rừng nhiệt đới của Nam Mỹ, và công ty Squibb đã lọc được dược chất Intocostrin.  
         
Dược sĩ McIntyre và bác sĩ tâm thần Bennett ở Omaha, Nebraska, đã thử Intocostrin ở liều lượng thật nhỏ, để kềm bớt phản ứng của Metrazol.  Sự thành công bất ngờ của loại thuốc mới làm cả hai rất vui mừng và đã tự động quảng cáo cho Intocostrin.  Nhưng những bác sĩ ở Hoa kỳ không may mắn khi thử với loại thuốc này.  

Bác sĩ Stuart Cullen đã thận trọng thử thuốc trên các con chó, và tất cả đều bị phản ứng khó thở gần giống như bị suyễn.  Bác sĩ Cullen không dám thử trên người, và để loại thuốc mới này qua một bên.   Nhưng ở Montréal Harold Griffith đưọc xem cuốn phim do bác sĩ Bennett thâu.         

Vào ngày 23 tháng 1 năm 1942, Harold Griffith cùng với cô phụ tá Enid Johnson đã thử dùng Intocostrin làm thuốc gây mê trên một bịnh nhân cần mổ ruột dư.  Intocostrin gây mê như cyclopropane, nhưng lại hơn ở chỗ làm dịu các cơ và bắp thịt, khiến cho việc giải phẫu diễn tiến một cách dễ dàng.  Sau đó, bác sĩ Griffith và cô Johnson đã thu thập tài liệu và công bố 25 trường hợp giải phẫu dùng Intocostrin làm thuốc gây mê.  Bản báo cáo được tiếp đón nồng nhiệt và Intocostrin trở thành loại thuốc gây mê mới.  Bác sĩ Cullen, khi đọc bản báo cáo, đã dậm chân la trời và đã đem các mẫu Intocostrin ra dùng ngay.

 

Châm cứu           

Thuốc gây mê có diễn tiến như trên trong y-khoa Âu Tây.  Người Á Ðông, nhất là người Trung hoa có một phương pháp khác để gây tê.   Ðó là châm cứu.  

Châm là dùng kim bằng kim loại (có khì dùng tre chuốt thật nhọn, nếu gặp trường hợp không có kim) châm vào kinh mạch hay các điểm đã được xác định trước trên thân thể con người.  

Cứu là dùng ngải (cỏ, lá của những dược thảo) để hơ vào các huyệt.  Nhưng ngày nay châm cứu được hiểu như dùng kim bằng kim loại để trị.  Châm cứu đưọc xem như cách trị nhiều bệnh từ nhức đầu kinh niên đến mất ngủ, đau bao tử hay đường ruột ...  Nhưng chủ yếu, châm cứu rất công hiệu trong việc làm giảm đau nhức, và đã được dùng để gây tê ở một phần thân thể.

Châm cứu bằng  kim           

Nhiều nhà quan sát Tây phương đã được mục kích các cuộc giải phẫu quan trọng ở Trung quốc, mà người gây tê cho bệnh nhân là một châm cứu gia.  (Encyclopedia Britanica, trang 74).  Ðặc biệt là việc gây tê thường được thực hiện ở phần thân thể xa cách nơi giải phẫu, như châm sáu bảy kim vào cánh tay và bàn chân để gây tê ở vùng bụng, khi mổ cắt ruột dư bị sưng.    

Người ta giải thích theo y khoa Tây Âu là các mũi kim có thể đã tác dụng để cơ thể sản xuất ra các hóa chất trị đau như endorphins hay enkephalins.  Một thuyết khác cho rằng các kim châm vào kinh mạch sẽ tạo ra những tín hiệu làm tràn ngập hệ thần kinh, và loại bỏ các tín hiệu dẫn đưa sự đau đớn lên não bộ,  thuyết thứ ba cho là châm cứu chỉ là một cách tự kỷ ám thị, và nhờ đó mà bệnh nhân không thấy đau.

Châm cứu bằng  ngón  tay           

Ngoài việc châm cứu bằng kim, người Ðông y sĩ có khi dùng ngón tay hay móng tay đè lên các huyệt (giống như điễm huyệt trong các chuyện chưởng).  Áp lực của ngón tay cũng công hiệu như châm kim.  Khác với thuốc gây tê trong y khoa Tây phương, các huyệt thường nằm xa chỗ cần gây tê nơi cơ thể của người bệnh nên việc châm cứu không gây vướng bận cho việc giải phẫu.   Và cũng nhờ đó mà người bệnh không bị các hậu quả do thuốc tê gây ra.   

Hiện nay ở Bắc Mỹ cũng như ở Anh quốc đã có những hiệp hội về châm cứu để kiểm soát các Ðông y sĩ hành nghề này.  Ở Việt Nam, ngay từ các năm 1950-1960 đã có nhiều người học về châm cứu.  Bác sĩ  Y khoa Lê văn Phụng trong thập niên đó đã có phòng mạch chuyên về châm cứu ở góc đường Phan Thanh Giản và Ðinh Tiên Hoàng.  

Ông đã học thêm châm cứu ở Ðài loan sau khi tốt nghiệp Y khoa Bác sĩ.   Nhưng cũng có nhiều người theo y khoa Âu Tây còn hoài nghi châm cứu và cho là việc châm cứu không có hiệu quả.
            
Loại thuốc gây mê mới này, tuy giúp các cơ, bắp thịt dịu lại mà không co cứng, nhưng buộc các chuyên gia gây mê phải giúp bịnh nhân thở điều hoà.  Nghĩa là vẫn còn cơ hội để tìm tòi và nghiên cứu về thuốc gây mê hay những cách gây tê không theo trường phái y khoa Âu Tây, hầu tìm ra những dược chất mới, phương cách mới gây mê hay gây tê một cách chính xác, không có những hậu quả khó chịu hay nặng nề,  mà vẫn giữ cho bịnh nhân được an toàn ở một mức tối ưu. 

 

Châm cứu bằng  tia laser hồng  ngoại           

Ngày nay người ta đã có thể châm cứu mà không cần chạm vào huyệt của người bịnh bằng kim hay bằng ngón, hoặc móng tay.  Người ta dùng tia laser để kích thích các huyệt cũng y hệt như châm cứu bằng kim.  Dùng tia laser ít hao tốn hơn và không  nguy hiểm cho người được chữa bịnh vì không có những  hiệu ứng  phụ bất lợi, và không sợ bị nhiễm trùng.  Châm bằng tia laser không đau, không để lại dấu vết, mà lại kích thích được các huyệt ở đúng độ sâu nhạy nhất.. 

Người ta đã dùng tia laser hồng ngoại, phát sóng liên tục, 15 mW,  632.8 nm cho những huyệt nằm gần da và tia laser hồng ngoại, phát sóng từng đợt (pulsed)  9.4W, 904 nm cho những huyệt nằm sâu hơn để chữa cho những người bị đau nhức ở cườm tay. (CTS )(Xem phụ chú 2).  Sau khi chữa trong vòng ba đến bốn tuần, những người bịnh CTS ở mức độ vừa phải (không nặng quá), đã dùng bàn tay làm việc lại được và trong hai năm sau không hề bị đau nhức nữa.

*****
 
Copyright © 2013 Đường đời muôn nẻo | Powered by Blogger