Coi thường Parkinson có ngày tàn phế
Theo SGTT/PGS.TS.BS Nguyễn Hữu Công
Nói đến Parkinson là phải nói đến chứng Parkinson (Parkinsonism) và bệnh Parkinson (Parkinson’s disease). Chứng Parkinson là một tập hợp các biểu hiện bất thường, gồm: run, giảm vận động, cứng đờ, kèm tư thế đứng và đi bất thường. Những biểu hiện này có thể thấy sau viêm não, tai biến mạch máu não, dùng thuốc điều trị tâm thần kéo dài... Tuy nhiên, thường gặp nhất của Parkinson là bệnh Parkinson, một loại bệnh tự phát, do thoái hoá trong hệ thần kinh.
Bệnh được một bác sĩ người Anh mô tả lần đầu tiên vào năm 1817. Ông tên James Parkinson. Từ đó, người ta gọi bệnh này mang tên ông.
Trẻ hay già đều có thể mắc bệnh
Bình thường trong não có một chất gọi là dopamine, do các tế bào não sản sinh ra. Đây là chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác trong não, giúp tế bào não chỉ huy và kiểm soát các cử động bắp thịt ở chân tay và mặt. Khi bị Parkinson, những tế bào sản sinh ra dopamine sẽ suy thoái và chết dần.
Điều này xảy ra ở một phần rất nhỏ của não gọi là chất đen (substantia nigra). Khi thiếu dopamine, não không chỉ huy vận động cơ bắp được như bình thường. Tuy nhiên tại sao các tế bào não sản sinh ra dopamine bị thoái hoá và chết đi thì tới giờ khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời chính thức. Người ta cũng chưa biết tại sao chỉ có một số người mới bị mắc Parkinson.
Hiện trên thế giới có khoảng 6,3 triệu người mắc bệnh này. Bệnh thường bắt đầu lúc đã trên 60 tuổi. Tuy nhiên có khoảng 1/10 số trường hợp khởi bệnh trước 50 tuổi và rất hiếm khởi phát ở 30 tuổi.
Nếu Parkinson khởi phát lúc chưa tới 50 tuổi hoặc chưa tới 40 tuổi thì gọi là Parkinson khởi phát sớm (xảy ra trước 40 tuổi thường có yếu tố di truyền). Người trẻ tuổi bị Parkinson sẽ có quá trình bệnh nhẹ và tiến triển chậm hơn so với người già. Họ cũng ít bị mất trí nhớ, lẫn, rối loạn thăng bằng… nhưng đổi lại hay bị rối loạn vận động do dùng thuốc.
Các dấu hiệu nhận diện Parkinson
Run:
Là triệu chứng rất hay gặp, có thể ở cả tay lẫn chân. Thường run rõ hơn khi nghỉ ngơi, như khi người bệnh để hai tay nghỉ trên đùi và nói sang chuyện khác một lúc, run các ngón tay sẽ rõ và nhiều. Khi giơ tay cầm nắm vật nào đó, run lại giảm đi. Người ta bảo run của
Parkinson là run khi nghỉ, trái ngược với chứng run vô căn hoặc run của bệnh tiểu não, khi đó run sẽ tăng rõ rệt nếu bệnh nhân cố gắng dùng tay làm việc gì đó. Lúc mới bệnh thường chỉ run một tay, sau vài tháng, vài năm, sẽ run ở cả hai tay. Cũng có người bị run môi hay cằm. Tuy vậy, vẫn có gần 15% trường hợp không bao giờ run.
Cứng đờ cơ bắp:
Người bệnh khó quay cổ, khó xoay người khi nằm, khó làm những cử động khéo léo của các ngón tay... Dáng hơi còng xuống. Dù có cố gắng thư giãn cơ bắp tối đa thì khi thầy thuốc tìm cách gấp duỗi tay hay chân của họ vẫn thấy có sức cản rõ.
Chậm vận động: người bệnh khó khởi động các cử động, mọi việc đều làm rất chậm chạp. Khi đi, hai tay không vung vẩy như người thường mà khép sát vào thân mình. Chữ viết nhỏ dần và viết chậm. Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ tình cảm khi nói chuyện, ít chớp mắt.
Rối loạn giữ thăng bằng:
Người bệnh ngồi vào ghế khó khăn, đứng dậy khỏi ghế cũng khó khăn, xoay trở hay đi đều dễ té.
Các triệu chứng khác: giọng nói nhỏ, khó nghe; rối loạn giấc ngủ; trầm cảm, lo âu; đau, mệt mỏi. Về sau có khó nuốt và rối loạn trí nhớ...
Không chữa khỏi hẳn vĩnh viễn
Parkinson là bệnh mãn tính, tiến triển không ngừng,
không chữa khỏi hẳn vĩnh viễn, giống như tiểu đường và cao huyết áp.
Bệnh tiến triển rất chậm, có người từ nhẹ chuyển sang nặng mất vài chục
năm. Tuy Parkinson gây trở ngại sinh hoạt hàng ngày nhưng không phải
bệnh nguy hiểm chết người.
Cho đến nay, y học chưa có cách nào để phòng
ngừa và chữa khỏi hẳn. Tuy nhiên bằng cách dùng thuốc, đa số bệnh nhân
vẫn duy trì được cuộc sống và công việc bình thường trong nhiều năm.
Thuốc chủ chốt để điều trị Parkinson hiện là Levodopa. Nếu đúng bị
Parkinson, thuốc sẽ có tác dụng rất tốt và kéo dài vài năm. Tuy nhiên
dùng liều cao và kéo dài, có thể gây những tác dụng bất lợi.
Do vậy bác sĩ thường khuyên bệnh nhân đừng vội dùng thuốc này, nhất là người
trẻ. Trường hợp đã dùng rồi thì đừng vội tăng liều. Thời gian đầu nên
dùng đơn độc, về sau dùng phối hợp với một số thuốc khác như
Pramipexole. Ngoài ra, tập thể dục nhiều, càng vận động nhiều thì bệnh
càng đỡ nặng. Tăng cường ăn nhiều rau và trái cây để tránh táo bón.
Không ăn kiêng thịt cá nhưng đừng ăn quá nhiều một lúc, vì các chất đạm
trong thức ăn có thể làm giảm hấp thu thuốc chữa bệnh.
Bệnh Parkinson nếu không chẩn đoán và điều trị đúng sẽ gây tàn phế. Nếu dùng thuốc hợp lý, ngoài chậm tàn phế, hầu hết bệnh nhân sẽ kéo dài được tuổi thọ. Khi bệnh đã nặng, thuốc không còn công hiệu, nếu người bệnh không quá già và không có suy giảm trí nhớ nặng, không có các bệnh toàn thân nặng… thì có thể xem xét điều trị bằng phẫu thuật.
Bệnh Parkinson nếu không chẩn đoán và điều trị đúng sẽ gây tàn phế. Nếu dùng thuốc hợp lý, ngoài chậm tàn phế, hầu hết bệnh nhân sẽ kéo dài được tuổi thọ. Khi bệnh đã nặng, thuốc không còn công hiệu, nếu người bệnh không quá già và không có suy giảm trí nhớ nặng, không có các bệnh toàn thân nặng… thì có thể xem xét điều trị bằng phẫu thuật.
Hiện có hai
kiểu phẫu thuật chữa Parkinson: gây phá huỷ một vài cấu trúc nhỏ trong
não và đặt điện cực kích thích vào sâu bên trong não. Ở Việt Nam chưa
phổ biến các kỹ thuật này. Bệnh nhân thường phải sang Mỹ hoặc Pháp, với
chi phí 35 – 50 ngàn đôla.
Kết quả sau mổ có thể rất ngoạn mục nhưng
cũng không loại trừ một số biến chứng: biến đổi tâm tính và hành vi,
nhiễm trùng, rối loạn ngôn ngữ, nhồi máu não…
Cách phát hiện sớm Parkinson Cân nhắc có bị Parkinson không khi có một trong những biểu hiện sau: thay đổi biểu cảm nét mặt (nhìn không chớp mắt, nhìn trừng trừng); giảm vung vẩy ở một cánh tay khi đi bộ; dáng người hơi gù xuống, cứng và đau vai; đi kéo lết một bên chân; cảm giác tê bì, kim châm, đau, hoặc khó chịu mơ hồ ở vùng gáy hoặc ở chân, tay; giọng nói trở nên nhỏ hơn; cảm giác run bên trong cơ thể. Ở Việt Nam hiện chưa phổ biến các phẫu thuật chữa Parkinson. Bệnh nhân thường phải sang Mỹ hoặc Pháp, với chi phí 35 - 50 ngàn đô la. Kết quả sau mổ có thể ngoạn mục nhưng cũng không loại trừ một số biến chứng. |
PGS.TS.BS Nguyễn Hữu Công
Theo SGTT
Post a Comment