Tuesday, December 3, 2013

Dị ứng - nguyên nhân - phòng ngừa và chữa trị

Dị ứng - nguyên nhân - phòng ngừa và chữa trị


 069_Bsip_013357_008-305.jpg
 
Theo Radio Free Asia
 
www.caycovaduoctinh.blogspot.com - Dị ứng là một căn bệnh không nguy hiểm nhưng làm cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu với những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, mẫn ngứa....

Theo các trường đại học tại Hoa Kỳ, mỗi năm có hơn 50 triệu người bị chứng dị ứng và hen suyễn. Bệnh thưởng bắt đầu vào mùa lạnh.  

Các nguyên nhân dị ứng phần lớn là do hít phải các bụi phấn hoa, hoặc bị viêm nhiễm các loại nấm mốc.... Khi hít phải các chất này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra một hóa chất có tên là histamine, làm cho niêm mạc mắt và xoang mũi sưng lên đồng thời cũng tiết ra các chất dịch là nước mũi và nước mắt.

Ngoài ra, những loại bụi từ trong nhà như từ gián, bụi vi sinh vật, thuốc lá, bụi bẩn từ ống lọc khí, từ lò sưỏi, máy điều hòa không khí, chó, mèo v...v.. Tuy nhiên, có người khi bị những yếu tố này gây dị ứng, cũng có thể nghĩ mình bị dị ứng vì bị cảm lạnh hoặc do viêm xoang.

Khi bị dị ứng bởi bụi của phấn hoa, người bệnh chảy mũi liên tục, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa trong họng. 

Có người dị ứng với đậu phộng, trứng gà, các loại đồ biển... Những cơn dị ứng này có thể gây sưng phù và khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

Phòng ngừa và chữa trị

Các loại thuốc như: Zyrtec, Claritin, Allergra mua không cần toa, có thể dùng trong trường hợp dị ứng nhẹ. Những người có huyết áp cao không nên dùng.

Các loại thuốc xịt steroid cũng có thể giúp giảm triệu chứng ở người bị dị ứng do hen, suyễn. Nếu việc sử dụng các loại thuốc trên không có tác dụng, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để làm các xét nghiệm như thử da để tìm ra nhân tố nào đã gây ra dị ứng, chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.

Cách điều trị chống dị ứng phổ biến và hiệu nghiệm nhất vẫn là tiêm thuốc chống dị ứng. Người bệnh sẽ nhận những liều thuốc tiêm chứa các tác nhân chống dị ứng giúp cơ thể quen dần và không còn có các phản ứng về đề kháng gây ra các triệu chứng dị ứng. 

Đây là một việc điều trị lâu dài, cần thời gian và người bệnh phải kiên nhẫn, số lượng thuốc tiêm vào da sẽ tăng dần chất gây dị ứng cho đến khi đạt tới một liều duy trì và tiếp tục trong khoảng 5 năm. Bệnh cho thấy giảm đáng kể các triệu chứng dị ứng, giảm nhu cầu dùng thuốc. 

Là cách điều trị rất có hiệu quả trong việc chống hen suyễn và dị ứng phấn hoa. 

Có những người bị dị ứng với mèo, họ không thể ở chung phòng với mèo quá 5 phút trước khi họ bắt đầu khó thở, ho và sổ mũi. Áp dụng cách tiêm ngừa dị ứng họ có thể ngủ qua đêm gần mèo mà không có vấn đề gì.

Gần đây, các bác sĩ ở Mỹ cũng đang phát triển một cách điều trị mới với dị ứng bụi phấn hoa, là đặt thuốc dưới lưỡi, thay vì tiêm như hiện nay. 

Cách điều trị mới có tên gọi tắt là SLIT (tức Sublingual) immunotherapy). 

Đây là cách điều trị đang được dùng ở châu Âu.  

Nói về những ưu điểm của cách điều trị mới, bác sĩ Dana Wallace cho biết:
 
SLIT là một phương pháp điều trị mới. theo cách này thuốc được đặt giọt thuốc dưới lưỡi trong vài giây trước khi nuốt. 

Đây là môt trong hai cách điều trị làm thay đổi các phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng, vì những thuốc khác không làm được. 

Cách chữa trị này cũng rất hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện hơn là tiêm thuốc. Chưa nghe thấy bất cứ phản ứng mạnh nào hay tử vong do cách điều trị mới này.

Tuy nhiên, cách điều trị tốt nhất với dị ứng là, cố gắng tránh tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Tránh hút thuốc trong nhà, các thiết bị cung cấp khí, lọc khí được giữ sạch sẽ và thay đúng kỳ hạn, hút khí khi nấu nướng, hút khi sử dụng phòng vệ sinh, giảm độ ẩm trong nhà, bạn cũng có thể dùng thiết bị hút ẩm để giảm độ ẩm ướt.

Tránh sử dụng thảm và các vật liệu dễ giữ bụi bẩn.

Những người bị dị ứng phấn hoa nên tránh ra ngoài từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều (chỉ nên mở các cửa sổ nhà sau 12 giờ trưa), thay quần áo khác sau khi đi ra ngoài về, và nên hấp khô quần áo trong máy thay vì phơi ở dây bên ngoài.

Dị ứng là căn bệnh phổ biến nhưng cũng có cách điều trị và phòng, ngừa. Vì vậy, khi bạn liên tục bị sổ mũi, nhức đầu và nghĩ mình có thể bị dị ứng, hãy tìm cách giải quyết nó bằng những lời khuyên từ bác sĩ.

Theo vietha@rfa.org

 
Copyright © 2013 Đường đời muôn nẻo | Powered by Blogger