Monday, December 2, 2013

Những bài thuốc Đông y trị bệnh viêm xoang

Những bài thuốc Đông y trị bệnh viêm xoang



1299577108-viem-xoang.jpg
Viêm mũi xoang là hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi do viêm nhiễm hoặc phù nề, từ đó mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh.

Theo Thu Ngân/VnExpress

www.duongdoimuonneo.blogspot.com - Viêm mũi xoang là hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi do viêm nhiễm hoặc phù nề, từ đó mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Đông y đã có rất nhiều bài thuốc hay điều trị hiệu quả căn bệnh này.
 
Dưới đây là một số bài thuốc chữa viêm xoang - mũi theo đường uống:


1. Tân chỉ thấu khiếu


Tân di hương 9g, hương bạch chỉ 10g, tô bạc hà 7g, hoàng bá 15g.

Sắc 2 lần, trộn đều 2 nước sắc, ngày một thang uống 2 lần.

Bài thuốc có tác dụng giải nhiệt thông khiếu, chủ trị viêm xoang mũi cấp tính, nhức đầu nghẹt mũi, mũi lúc tắc lúc không, mũi chảy nước vàng.


2. Thang nhĩ giải độc hoạt huyết

Ngân hoa 30g, liên kiều 12g, thương nhĩ tử 9g, bạch chỉ 9g, xích thược 9g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, bạc hà 9g, trần bì 5g.


Sắc 2 lần, trộn đều, ngày uống một thang chia 2 lần.


Bài thuốc chủ trị viêm xoang vòm họng.


3. Tân di tị uyên


Tân di hương 6g, tang bạch bì (nướng) 9g, hương bạch chỉ 9g.

Sắc 2 lần, trộn đều 2 nước sắc, uống ngày một thang chia 2 lần.  

Bài thuốc có tác dụng giải nhiệt thông khiếu, trị viêm xoang mũi.



xoang10.jpg
Bên cạnh các loại thuốc Tây y thì có nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm   xoang hiệu quả. Ảnh minh họa.


Một số bài thuốc trị viêm xoang mũi bằng phương pháp hít, thổi thuốc:


4. Xuy tị thấu khiếu tán


Tân di hoa 15g, cuống dưa ngọt 15g, băng phiến 15g.


Tán bột đựng vào trong bình kín, lấy một ít thuốc thổi vào trong mũi, ngày làm 3 lần sáng, trưa, tối, có tác dụng thông mũi.


5. Sử dụng lá trà với liều lượng thích hợp


Lá trà.


Pha một cốc trà, cho thêm một ít muối, khi nhiệt độ nước trà thích hợp, lấy tay trái bê cốc trà, tay phải bịt mũi bên phải, dùng mũi bên trái hít nước trà, sau đó thở đẩy nước ra, làm liên tục 3-4 lần. 

Làm lại như vậy với mũi bên phải, ngày làm 2 lần sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.


6. Rang khô thảo dược

Thương nhĩ tử 15g, tân di 25g, bạch chỉ 50g, bạc hà 5g.
 
Tất cả các vị thuốc rang khô, nghiền bột, sau đó lấy một ít bột thuốc hít vào trong mũi, ngày làm 3-4 lần.


7. Vỏ vải sấy khô

 Vỏ vải
 
Vỏ quả vải sấy khô nghiền bột, đựng trong bình, lấy một ít bột hít vào trong mũi, ngày làm 2 lần, làm liên tục trong 5 ngày, có tác dụng thông mũi.
....................................
Pmanth

Bạn nên xem kỹ về các công dụng và kiêng kỵ của (bài thuốc số 1. Tân chỉ thấu khiếu) rồi mới nên mua uống. Hoặc có thể vào www.thaythuoccuaban.com để tra kỹ các vị thuốc muốn dùng.

Bài thuốc số 1. Tân chỉ thấu khiếu

Tân di. Làm giảm tiết dịch mũi. Nước sắc tân di trong ống nghiệm có tác dụng chống khuẩn rất mạnh với nhiều loại nấm da thông thường.
..................................

Bạch chỉ. Trị xoang mũi, mũi chảy máu, trừ mủ, táo bón, đầu phong, đau đầu, đau răng, phụ nữ băng huyết, tiểu ra máu, lưng đau, bụng đau, ngực bụng đau như kim châm, phá huyết xấu bổ huyết mới, đau bụng do lạnh, trừ phong thấp, mụn nhọt lở ngứa, da ngứa do phong.

Liều dùng:  4 - 8 g.

Kiêng kỵ 

Nôn mửa do hỏa không dùng, âm hư hỏa kết, huyết nhiệt không dùng. Nhức đầu do huyết hư hỏa vượng không dùng, đầu đau do huyết hư, ung nhọt đã vỡ mủ không dùng. Bạch chỉ tổn thương khí huyết không nên dùng nhiều.
  .................................

Bạc hà. Trị cảm đau đầu, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, mất tiếng, nôn ra đờm, thanh lợi đầu mặt, phát hãn trừ phong nhiệt ở tạng tâm, uất do nhiệt, trị cảm do phong nhiệt, thời tiết nóng, thanh nhiệt, hóa đờm, các bệnh nóng âm ỉ, họng đau, miệng lở, ban sởi, mề đai, phong ngứa. 

Rắn cắn, mèo cắn, ong chích và bệnh thương hàn lưỡi trắng đều dùng bạc hà hoà mật ong mà xát vào.

trẻ nhỏ trị phong đờm, kinh phong, sốt cao, hoảng loạn, co giật, nóng trong xương dùng làm thuốc phát hãn.

Liều dùng:  4 - 8g. Loại thuốc hãm. Giã ép lấy nước hoặc sắc lấy nước bôi.

Kiêng kỵ

Người mới bị ngứa, không dùng. Bị đổ mồ hôi do hư không dùng.

Uống nhiều hoặc uống lâu ngày sẽ bị lạnh người, âm hư gây ra sốt, ho, tự ra mồ hôi, không dùng. Bệnh mới khỏi kiêng dùng.

Bạc hà vị cay thơm phá khí, vì vậy, uống lâu ngày, sẽ làm hại tim, phổi, tổn dương. Dùng nhiều thì tiết hết tâm khí, chứng nội thương, âm hư, đều cấm dùng.

Người gầy yếu suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em duới 1 tuổi không nên dùng.
.............................................

Hoàng bá.  Trị ngũ tạng, trường vị có nhiệt kết, hoàng đản, trỉ. Trị thận thủy, bàng quang bất túc, lưng đau, chân yếu, nhiệt lỵ, mắt đỏ, mắt sưng đau, lưỡi lở loét, mụn nhọt độc.

Kiêng kỵ

Gan yếu không dùng.

Không có hỏa kiêng dùng, tỳ vị tiêu hóa không tốt, tiêu chảy do hư hàn, tiêu chảy do tỳ hư, vị yếu, ăn ít.  Kiêng dùng.

Liều dùng:  6 - 16 g. Loại thuốc sắc, hoặc hoàn tán.

Có thể dùng ngoài để rửa mắt, đắp chữa mụn nhọt, vết thương.
.................................


[Caption]Thông xoang tán Nam Dược là thuốc thảo dược điều trị bệnh viêm xoang và viêm xoang mãn tính. Nhờ kết hợp các vị thuốc tân di, bạch chỉ, phòng phong cùng bí quyết chế biến gia truyền, thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống dị ứng, giúp bệnh nhân hết các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, hết đau nhức vùng đầu trán. Sản phẩm kết hợp với  một số vị thuốc bổ huyết, giải độc nên còn có tác dụng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa viêm xoang tái phát khi gặp yếu tố khói bụi, ô nhiễm... Để biết thêm thông tin chi tiết, truy cập website: www.viemxoang.vn hoặc www.namduoc.vn.
Thu Ngân

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Đường đời muôn nẻo | Powered by Blogger