"Rùng mình" chuyện thử nghiệm hóa chất trên động vật 23/10/2013 00:15
Nhờ thử nghiệm động vật, khoa học đã đạt được nhiều thành tựu mới. Thế nhưng, ẩn sau thành công là những sự thật đáng sợ...
Ngày nay, chúng ta đang trải nghiệm một cuộc sống văn minh
với rất nhiều sản phẩm hiện đại như dược phẩm, mỹ phẩm hay các dược liệu
làm đẹp…
Nhưng ít ai biết rằng, để có được mỹ phẩm hay dược phẩm chúng ta đang sử dụng, hàng triệu loài động vật như chuột, thỏ, khỉ, chó… đã phải đánh đổi mạng sống của mình theo nhiều cách đau đớn khác nhau. Chúng bị lôi ra để làm vật thí nghiệm rồi bị thương, có thể là chết trong các phòng nghiên cứu khoa học.
Nhưng ít ai biết rằng, để có được mỹ phẩm hay dược phẩm chúng ta đang sử dụng, hàng triệu loài động vật như chuột, thỏ, khỉ, chó… đã phải đánh đổi mạng sống của mình theo nhiều cách đau đớn khác nhau. Chúng bị lôi ra để làm vật thí nghiệm rồi bị thương, có thể là chết trong các phòng nghiên cứu khoa học.
Với
mục đích nghiên cứu các căn bệnh, đánh giá hiệu quả sản phẩm mới, kiểm
tra độ an toàn cho người sử dụng, hàng loạt các thí nghiệm trên động vật
được tiến hành. Không những thế, các ngành công nghiệp sản xuất mỹ
phẩm, dược phẩm, chất tẩy rửa công/nông nghiệp cũng không ngại ngùng khi
lấy các loài động vật ra để thẩm định sản phẩm.
Hiện
nay, số lượng động vật trở thành đối tượng thí nghiệm trong các phòng
nghiên cứu không hề nhỏ. Theo thống kê, cứ mỗi giây lại có một động vật
chết trong phòng thí nghiệm ở Mỹ, mỗi 2 giây ở Nhật Bản, và con số này ở
Anh dừng lại ở 12 giây.
Ước tính, trên thế
giới có 115 triệu động vật bị thí nghiệm và sát hại mỗi năm trong các
phòng thí nghiệm. Chỉ tính riêng ở Mỹ, con số này đã lên tới 17 - 70
triệu cá thể.
Không
chỉ có số lượng lớn mà thành phần các loài động vật bị đem làm thí
nghiệm cũng rất đa dạng. Chuột là loài được sử dụng nhiều nhất, bởi khả
năng sinh sản ở chuột nhanh, nuôi dưỡng ít tốn kém và nhất là chúng có
khoảng 98% bộ gene giống con người.
Ngoài ra,
trong danh sách này phải kể tới chim, thỏ, ruồi giấm, ếch, mèo, chó… và
cả những loài linh trưởng - họ hàng của loài người cũng trở thành nạn
nhân của các cuộc thí nghiệm.
Có
rất nhiều cách thức và phương pháp mà các nhà khoa học tiến hành thí
nghiệm trên động vật. Chúng sẽ buộc phải tiếp xúc với các chất độc hóa
học trong các thử nghiệm độc tính, thí nghiệm gene, phẫu thuật để nghiên
cứu sự phục hồi vết thương hay cả thí nghiệm hành vi và phản ứng tâm
lý…
Sau những thí nghiệm này, hàng tỷ động vật
sẽ bị thương, sau đó, chũng sẽ được đem tiêu hủy, đốt cháy, nghiền nát,
thái lát, giật điện, hay đầu độc bằng chất hóa học.
Thử
nghiệm độc tính mang lại nỗi đau đớn về thể xác cực lớn cho các loài
động vật. Ít ai biết rằng, các loại động vật đều không được tiêm thuốc
gây tê hay gây mê khi thí nghiệm được tiến hành.
Đối
với thí nghiệm độc tính trong sản xuất mỹ phẩm, động vật sẽ bị cạo sạch
lông rồi bôi hóa chất lên da trần hoặc nhỏ dung dịch vào mắt trong 21
ngày liên tiếp để theo dõi phản ứng.
Một
trong những thử nghiệm mỹ phẩm nổi tiếng là thí nghiệm Draize, ra đời
năm 1944. Đây là khảo nghiệm dùng để đo mức độ kích ứng trên da, tổn hại
trên mô nhạy cảm và độc tố của những chất khác nhau được sử dụng làm mỹ
phẩm.
Theo đó, người ta sử dụng chất có khả
năng ăn mòn trực tiếp để thử trên mắt của nhiều con thỏ, qua đó nhằm
đánh giá tình hình mô mắt bị hủy hoại như thế nào.
Sau
khi bị nhỏ những hóa chất như trên mà không có thuốc an thần hỗ trợ,
những con thỏ gần như lập tức phát ra những tiếng kêu đau đớn, thậm chí
chúng còn gãy cả cổ hay lưng vì cố gắng vùng vẫy thoát khỏi sự kìm kẹp
của các dụng cụ nghiên cứu.
Trên
đây là hình ảnh cận cảnh một chú thỏ tham gia vào thí nghiệm Draize.
Sau thí nghiệm, chú thỏ này phải đối mặt với những nỗi đau từ hiện tượng
nổi ban đỏ, phù nề, chảy mủ, loét, xuất huyết và mù lòa.
Một
thí nghiệm phổ biến khác, đó là khảo nghiệm “Liều dùng gây chết”
(Lethal Dosage_LD) được dùng để tìm ra lượng chất có thể giết chết một
cá thể theo tỉ lệ phỏng đoán trước.
Cụ thể,
người ta đưa vào cơ thể động vật bị thí nghiệm (thường là chuột, thỏ)
một lượng chất độc cho tới khi chúng co giật, nôn ói, liệt, chảy máu
mắt, mũi, miệng… và cuối cùng là chết.
Đáng
buồn hơn, những con vật này chết một cách uổng phí và rất đau đớn. Thí
nghiệm LD không thể tính toán những mối nguy hiểm đến con người, mà chỉ
xác định độc tính của sản phẩm trên chính loài động vật bị thử nghiệm mà
thôi.
Đối
với một số loại thuốc uống, trước khi đưa vào lưu hành, các công ty hóa
chất sẽ sử dụng động vật như khỉ, chó để thử thuốc. Họ sẽ bơm trực tiếp
thuốc vào dạ dày con vật, hoặc dùng bình phun khí trực tiếp vào khí
quản, thậm chí chà sát lên lớp da trần của con vật để theo dõi phản ứng.
Trên
đây là hình ảnh một đàn chó đang thử độ an toàn của thuốc tại một xí
nghiệp dược phẩm của Anh. Không ai biết trước những con vật này rồi sẽ
ra sao sau cuộc thí nghiệm.
Song
những hình ảnh trên chưa thấm vào đâu nếu đem so sánh với thí nghiệm
tiến hành trên các loài linh trưởng. Để ngăn chặn sự phản kháng từ các
loài khỉ, tinh tinh, các công ty nghiên cứu sử dụng phương pháp “kiềm
chế”.
Theo đó, các loài linh trưởng sẽ bị nhốt
vào lồng hẹp, kín ép lại, chúng bị khóa tay... Trước thí nghiệm, chúng
còn bị tiêm thuốc ketamine, thuốc an thần để hạn chế phản ứng chống cự.
Phần
lớn loài linh trưởng trở thành đối tượng của nhiều nghiên cứu y học,
nhất là các thí nghiệm về bệnh lý ở người, như HIV, Parkinson, sốt
rét... Đối với loại thử nghiệm này, người ta sẽ tái tạo mô hình bệnh
nhân trên các loài linh trưởng, bằng cách sử dụng chất độc thần kinh để
gây tổn thương cơ thể chúng y như một bệnh nhân thật, sau đó tiến hành
thử nhiều loại thuốc nhằm chữa trị căn bệnh đó.
Hình ảnh một chú khỉ với vết thương phần mặt sau thử nghiệm của các nhà khoa học.
Bất
chấp những nỗi đau đớn động vật phải chịu đựng, các thử nghiệm trên
động vật vẫn tiếp tục diễn ra trên Trái đất. Tuy nhiên, có một thực tế
mà ngay cả những người tiến hành thí nghiệm cũng cố tình lờ đi: đó là
thử nghiệm trên động vật không đồng nghĩa với sự an toàn trên con người.
Chẳng
hạn loài cừu có thể nuốt thạch tín (asen) mà không chết, trong khi một
lượng nhỏ chất đó là đủ giết chết người; hay Fialuridine không gây hại
cho chó nhưng cũng làm chúng ta tử vong…
Cùng xem video dưới đây và cùng chứng kiến những gì mà hàng triệu động vật trên thế giới đang phải đối mặt hàng giờ, hàng ngày:
Tạm kết:
Việc
sử dụng động vật trong phòng thí nghiệm đã có từ cách đây hàng trăm
năm. Nhờ đó, khoa học đã khám phá ra những tri thức mới, góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống con người.
Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ sử dụng các loài vật trong làm thí nghiệm. Nhất là khi mỗi năm, hàng trăm triệu động vật bị thử nghiệm đau đớn để phục vụ nhu cầu chữa bệnh và làm đẹp "không ngừng nghỉ" của con người.
Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ sử dụng các loài vật trong làm thí nghiệm. Nhất là khi mỗi năm, hàng trăm triệu động vật bị thử nghiệm đau đớn để phục vụ nhu cầu chữa bệnh và làm đẹp "không ngừng nghỉ" của con người.
Nếu bạn không muốn sử dụng sản phẩm thử nghiệm trên động vật, hãy lưu ý rằng sản phẩm không thử nghiệm trên động vật sẽ có dòng chữ "Cruelty-free" với hình chú thỏ trên nhãn mác, cùng dòng chữ "not tested on animals".
Sau
khi xem những thông tin, hình ảnh và video ở trên, ý kiến của bạn về
việc thử nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, hóa chất trên động vật như thế nào?
Hãy comment bên dưới nhé.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Do Something, Animals, Wikipedia...
Post a Comment