Saturday, January 18, 2014
Nghệ thuật sống
Posted by PMANTH on 10:48 AM | comment : 0
5 Bí quyết chọn nghề
Posted by PMANTH on 10:30 AM | comment : 1
Theo Tuần Báo Mới
www.chuyencamcuoi.blogspot.com - Nghề nghiệp là phương tiện mưu sinh, là chỗ đứng của mỗi người trong xã hội và cũng là lĩnh vực để mỗi người có thể thực thi năng lực của mình và phát triển năng khiếu bẩm sinh.
Tuổi trẻ tràn đầy ước mơ. Ai cũng muốn chọn cho mình một nghề nghiệp thích hợp, để có thể bảo đảm một cuộc sống tương lai tốt đẹp. Thế nhưng do thiếu kinh nghiệm sống và còn hạn chế về kiến thức, khi lựa chọn nghề nghiệp, không ít các bạn trẻ thường chỉ chú ý đến những nét hấp dẫn bên ngoài của nghề nghiệp, không (hoặc không biết cách) phân tích kỹ những đặc điểm bản thân, lựa chọn nghề nghiệp một cách bồng bột, cuối cùng cảm thấy chán nản và đau khổ vô cùng.
Theo từ điển phân loại nghề nghiệp quốc tế, hiện tại trên thế giới có tới 3 vạn nghề khác nhau. Vậy thì chúng ta có thể lựa chọn cho mình nghề nghiệp nào và lấy gì làm căn cứ?
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc hệ trọng và rất phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Nhưng xét về tâm lý, để có thể lựa chọn nghề nghiệp một cách sáng suốt, chúng ta nên chú ý đến những mặt sau đây.
Tính tình đó là những đặc tính tâm lý và những hành vi tương đối ổn định của một người trưởng thành.
Tính tình con người muôn hình, muôn vẻ. Căn cứ vào khuynh hướng hoặt động tâm lý, Junge - nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy sĩ đã chia tính tình thành 2 loại chính:
"Tính tình hướng nội" và
Tình tình hướng ngoại".
Người hướng nội có những đặc điểm như sau:
Trầm lặng, ít nói, cẩn thận, trong công việc và học tập thường có thói quen suy nghĩ chính chắn trước khi hành động, thế giới nội tâm phong phú; nhưng nhãn quan của những người này thường hẹp hòi và hay mặc cảm tự ti.
Còn người hướng ngoại có đặc điểm thích cởi mở, thích nói chuyện và tranh luận, năng động, nhạy bén trong công việc và học tập, nhưng tình cảm hay thay đổi và thiếu kiên trì.
Như vậy, nếu một người có tính tình hướng nội mà chọn nghề giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa hoặc những ngành nghề, đòi hỏi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại người, thì sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ.
Còn người tính tình hướng ngoại, sở trường về xã giao, suy nghĩ linh hoạt sẽ rất thích hợp với những ngành nghề hoặt giao tiếp. Thế nhưng, nếu lại yêu cầu một người có tính hướng ngoại đi làm công việc đánh máy chữ hoặc quản lý tài liệu trong thư viện, thì sẽ khó có đủ tính kiên nhẫn để hoàn thành công việc.
Khí chất, đó là những đặc trưng tâm lý bẩm sinh. Trong sinh hoạt hằng ngày người ta thường gọi là "tính tình", "tính khí"...Có người tính tình sôi nổi, hăng hái, mạnh mẽ, nhanh nhẹn; có người bình tĩnh, trầm lặng, chín chắn, chậm chạp.... đó là những loại khí chất khác nhau.
Khí chất còn tùy thuộc cả vào giới tính.
Nam giới thường hăng hái, gan dạ, dũng mãnh, tinh thần chiến đấu cao, vô tư, thoải mái....
Nữ tính thường từ tốn, e thẹn, nhút nhát, đa sầu, đa cảm...
Các nhà tâm lý gọi mức độ phụ thuộc của khí chất vào gìới tính là "tính độ". Và giữa từng cá nhân, sự khác biệt về tính độ, cũng tương đối lớn.
Thí dụ: ở những cô gái hoặc bé gái có tính độ tương đối mờ nhạt (ít nữ tính), có thể phát hiện thấy khá nhiều đặc tính về khí chất của nam giới;
Còn ở những chàng trai hoặc chú bé có tính độ yếu (nam tính yếu), sẽ rất dễ nhận thấy "những nét con gái". Nam giới nói chung có "khí chất mạnh", thích hợp với những công việc đòi hỏi cường độ cao về thể lực và trí não, như chiến đấu ngoài mặt trận, thi đấu thể dục, thể thao, làm việc trong các ngành cơ khí, xây dựng, địa chất, luyện kim....
Nữ giới nói chung có "khí chất yếu", thích hợp với công việc văn thư, tài vụ, quãn lý...
Những phụ nữ có tính độ thấp có thể trở thành những vận động viên hàng đầu hoặc những nhà nghiên cứu khoa học xuất sắc.
những phụ nữ có tính độ cao thích hợp với những nghề như thiết kế thời trang, thư ký, chỉnh hình thẩm mỹ...
Còn những người có tính độ trung bình, bất kể nam hay nữ, thì có thể thích ứng với tất cả các loại nghề nghiệp.
Năng lực. Đó là những nhân tố tâm lý cần thiết để hoàn thành tốt những công việc hoặc nhiệm vụ nhất định.
Thí dụ: một bác sĩ muốn dùng ống nghe để khám tim, phổi cho bệnh nhân, thì cần có khả năng cảm thụ tương đối tốt về cường độ âm thanh.
Còn như muốn trở thành nhạc sĩ, thì khả năng cảm nhận về sự biến đổi của âm thanh phải hết sức tinh tường.
Muốn trở thành một thợ rèn giỏi, phải có khả năng phân biệt chính xác về màu sắc của ngọn lửa trong lò.
Còn muốn trở thành một họa sĩ, thì ngoài khả năng và tri giác không gian tinh tế, có khả năng suy tưởng hình tượng phát triển cao...
Muốn trở thành nhà khoa học cần có khả năng quan sát, khả năng lý giải, khả năng suy nghĩ trừu tượng, có trí nhớ tốt....
Muốn trở thành một vận động viên cần có thể lực phát triển tốt.
Hứng thú. Hứng thú có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi một người thực hiện công việc mà cảm thấy hứng thú, thì có thể phát huy tới 80-90% tài năng của mình; có thể làm việc trong suốt thời gian dài, mà vẫn hăng say, cần mẫn, không cảm thấy mệt mỏi.
Còn khi phải làm một việc mà mình ghét, thì chi có khoảng 20-30 năng lực được phát huy và rất chóng mệt mỏi.
Nhân cách
"khí chất", "tính cách", "năng lực", và "hứng thú" là những đặc trưng tâm lý học và tâm thần học không hoàn toàn giống với nhân cách hiểu theo nghĩa đạo đức xã hội và dùng trong sinh hoặt hàng ngày.
Nhìn chung, sự khác biệt về khí chất, hứng thú và năng lực có liên quan mật thiết tới những yếu tố di truyền ("bẩm sinh").
Khí chất, tuy có nhiều loại khác nhau, nhưng không thể phân ra tốt - xấu.
Mỗi loại khí chất đều có "sở trường" và "sở đoản".
Thí dụ: những bác sĩ làm việc trong phòng cấp cứu, không thể có khí chất chậm chạp, hay do dự, quá thận trọng....
Thế nhưng, khi điều trị những bệnh nhân không phải cấp cứu, thì lại cần những bác sĩ có tính cẩn thận, có thói quen quan sát kỹ lưỡng, suy nghĩ chín chắn trước khi quyết định.
Trong những thành phần cấu tạo nên nhân cách, tình tình có vai trò vô cùng quan trọng. Tính tình có thể phân tốt xấu.
Thí dụ: như cần cù, dũng cảm, khiêm tốn, quan tâm đến người khác....là những đặc tính tốt trong tính tình.
Còn lười biếng, hèn nhát, kiêu căng, ích kỷ....là những tính xấu.
Tính tình có liên quan đến ý chí và phẩm chất xã hội của mỗi con người.
Tính tình tốt không phải là một thứ bẩm sinh, phải tu dưỡng và rèn luyện mới có thể có được.
Chính vì vậy, người ta mới nói: "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"'
Khí chất và tính tình có quan hệ mật thiết. Khí chất ảnh hưởng đến sự hình thành của tính tình, nhưng tính tình lại có khả năng che giấu và cải tạo khí chất.
Thí dụ: một người vốn tính khí nóng nảy, hấp tấp thiếu kiên trì trong công việc, nhưng do muốn trở thành một thầy thuốc giỏi, anh ta quyết tâm rèn luyện và cuối cùng đã sửa đổi được những nhược điểm về khí chất của mình.
Các nghiên cứu cho thấy, trong thời kỳ trẻ tuổi khí chất bộc lộ tương đối rõ nét, tuổi càng cao thì tác dụng khống chế của tính tình càng lớn. Đến một độ tuổi nhất định, khí chất và tính tình hòa với nhau thành một thể thống nhất, khi đó có thể nói rõ, cái gì là khí chất bẩm sinh, cái gì là tính tình trong nhân cách của một con người.
Như vậy có thể thấy, để lựa chọn chính xác ngành nghề, trước hết cần tìm hiểu đầy đủ về mình - xem xét cẩn thận và kỹ lưỡng những đặc trưng tâm lý của mình. Tiếp theo là quyết tâm bắt tay hành động, kiên trì tu dưỡng và rèn luyện để cải thiện tinh tình và nhân cách của mình.
Muốn thành công trong sự nghiệp, không những cần có tài năng và hứng thú, mà còn cần phấn đấu kiên trì, như người xưa đã dạy:
"Có chí, thì nên"
Friday, January 17, 2014
Những thói quen của những người giỏi ngoại giao
Posted by PMANTH on 3:46 PM | comment : 0
Theo Doanh Nhan Sai Gon
Những mối quan hệ nghề nghiệp đặc biệt thường được gây dựng từ những thói quen rất đơn giản.
Thành công trong sự nghiệp là điều quan trọng với tất cả mọi người, và dù thành công trong công việc và trong cuộc sống có ý nghĩa khác nhau với từng người, nhưng có một thực tế phổ biến là thành công thực sự sẽ không thể đến nếu ta không gây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp.
Bạn sẽ không thể có được thành công thực sự trừ khi bạn cư xử với mọi người bằng lòng tốt, sự quan tâm và sự tôn trọng.
Xét cho cùng thì bạn vẫn có thể là một kẻ ngốc nghếch giàu có, nhưng sẽ là một kẻ ngốc cô đơn. Và đó là lý do vì sao người ta phải gây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc.
1. Chịu trách nhiệm
Một khách hàng nổi điên. Một người bán hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ kém. Một người bạn thân cảm thấy bị xem thường.
Đôi khi, bất kể vấn đề là gì và bất kể ai là người thực sự có lỗi, ai đó sẽ có liên quan và phải chịu trách nhiệm. Họ sẵn sàng chấp nhận sự chỉ trích hoặc bị xúc phạm vì họ biết mình có thể giải quyết việc đó (và có lẽ) những người khác thì không.
Có nhiều việc khác vị tha hơn là việc chấp nhận những trách nhiệm không đáng, và nhiều việc khác mang lại tác dụng tốt hơn trong việc gắn kết hơn một mối quan hệ.
2. Giúp đỡ khi chưa được nhờ vả
Bạn giúp đỡ ngay khi bạn được nhờ vả. Hầu hết mọi người đều như vậy.
Rất hiếm người tỏ ý sẵn sàng giúp đỡ trước khi được nhờ vả. Chỉ cần sự giúp đỡ rất nhỏ thôi cũng đã tạo được ảnh hưởng vô cùng lớn.
Những người giỏi quan hệ luôn rất chăm chú quan sát nên họ hiểu rõ khi nào người khác gặp khó khăn. Khi đó họ sẽ đề nghị được giúp đỡ, nhưng không phải theo cách chung chung như “Tôi có thể giúp gì cho anh/chị không?”.
Thay vì vậy, họ luôn nghĩ ra những cách thức cụ thể để có thể giúp đỡ. Cách đó giúp họ loại bỏ được phản xạ từ chối của người khác như “Không, tôi ổn mà!”. Và họ có thể xắn tay vào giúp ngay và tạo được sự khác biệt trong cuộc sống của người khác.
Không phải vì họ muốn xây dựng một mối quan hệ tốt hơn, mặc dù đó chắc chắn là kết quả đưa tới, mà đơn giản vì họ quan tâm tới người khác.
3. Trả lời những câu hỏi ẩn ý
Khi mối quan hệ được chú trọng,thì mọi thứ sẽ không như những gì bạn thấy. Thường người ta sẽ hỏi một câu hỏi khác với câu hỏi mà họ thực sự muốn có câu trả lời.
Một đồng nghiệp có thể hỏi bạn rằng, anh ấy có nên chuyển sang dạy học không; điều anh ta thực sự muốn biết là có thể rẽ hướng cuộc đời mình như thế nào.
Một đồng nghiệp hỏi suy nghĩ của bạn về ý tưởng anh ấy đã trình bày trong cuộc họp ban lãnh đạo lần trước; điều anh ấy thực sự muốn nói chính là vai trò của anh ta trong việc điều hành công ty hình như đã bị giảm bớt.
Một nhân viên hỏi về việc bạn đã gây dựng doanh nghiệp thành công như thế nào; không phải vì muốn gây chú ý, mà có lẽ anh ấy đang cần vài lời khuyên, và cả sự khuyến khích để thực hiện giấc mơ của mình.
Đằng sau rất nhiều câu hỏi đơn giản thường là một câu hỏi lớn hơn không được đưa ra. Những người giỏi quan hệ sẽ nghĩ về những ý tưởng tiềm ẩn đó để có thể trả lời được chúng cho người hỏi.
4. Thái độ tình cảm ứng biến linh hoạt
Những người sôi nổi và lôi cuốn thường rất vui vẻ cho tới khi… họ không thể như thế được nữa. Khi một thách thức lớn xuất hiện hay một tình huống trở nên căng thẳng, rất nhiều người không thể không “thể hiện cá tính bản thân”. (Hãy thừa nhận rằng bạn biết ít nhất một người quá yêu cá tính của mình tới mức anh ta chẳng bao giờ có thể “hạ nhiệt”.
Những người giỏi quan hệ luôn biết khi nào nên vui vẻ và khi nào nên nghiêm túc, khi nào cần nổi bật và khi nào cần ẩn mình đi, khi nào cần đứng ra lãnh trách nhiệm và khi nào phải tuân theo sự chỉ dẫn của người khác.
Những mối quan hệ tốt rất muôn màu muốn vẻ, vì thế nó đòi hỏi người ta cần linh hoạt, sẵn sàng thích ứng với hoàn cảnh cũng như với những con người trong hoàn cảnh đó.
5. Biết chứng tỏ mình luôn nghĩ tới người khác
Những người giỏi quan hệ không bao giờ chỉ đơn thuần nghĩ về người khác. Họ hành động theo những ý nghĩ ấy.
Cách dễ nhất là đưa ra những lời khen tặng bất ngờ (và chân thành). Mọi người đều thích điều này -- nó giống như việc bạn nhận được hoa không phải vì đó là ngày Valentine mà chỉ là vì người ta muốn tặng bạn mà thôi. Những lời khen thưởng giúp người khác thấy tự tin hơn về mình và cũng để họ biết rằng bạn đang nghĩ về họ.
Hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để làm một việc tốt nào đó cho người bạn biết, không phải vì bạn được kỳ vọng làm điều đó mà đơn giản vì bạn có thể làm được. Khi đó, các mối quan hệ của bạn sẽ chuyển biến đáng kể.
6. Biết nhận ra sai lầm và kịp thời sửa chữa
Hầu hết mọi người đều xin lỗi khi hành động hay lời nói của họ gây nên sự thắc mắc, nghi ngờ.
Rất ít người xin lỗi trước khi được bị yêu cầu làm thế -- hoặc thậm chí trước khi ai đó nhận ra họ nên làm thế.
Có trách nhiệm là viên gạch nòng cốt trong một mối quan hệ tốt. Những người chấp nhận trách phạt, những người nói rằng họ thấy mình có lỗi và giải thích vì sao như vậy, những người không cố gắng đẩy bất cứ phần trách nhiệm nào lên người khác – đó là những người mà ai cũng muốn làm bạn trong cuộc sống của họ. Vì họ ngay lập tức biến một sai lầm thành một viên đá trên đường cần phải loại bỏ chứ không phải là một rào cản vĩnh viễn.
7. Thường xuyên “cho đi” và đôi khi “nhận lại”
Một quan hệ tốt phải mang lại lợi ích cho các phía. Trong các thuật ngữ kinh doanh, điều đó có nghĩa kết nối với những người dày dặn kinh nghiệm, những người có thể chia sẻ thông tin, có thể giúp đỡ tạo nên những kết nối khác; nói ngắn gọn hơn, khi bước vào một mối quan hệ, ai cũng muốn có một điều gì đó.
Nhưng những người giỏi quan hệ lại không nghĩ về việc họ muốn gì; Họ sẽ bắt đầu bằng việc họ có thể cho được gì. Họ sẽ coi sự cho đi như là cách tốt nhất để xây dựng quan hệ thực sự và gắn kết lâu dài. Họ tiếp cận việc xây dựng quan hệ như thể nó là vì người khác chứ không phải vì chính họ, và trong quá trình đó, họ xây dựng quan hệ với những người có chung cách tiếp cận như thế.
Họ sẽ tạo được những gắn kết thực sự. Và cuối cùng họ cũng có được những người bạn thực sự.
8. Đánh giá thông điệp không căn cứ vào người đưa ra thông điệp
Khi ai đó phát ngôn từ vị trí của một chức vụ hay danh tiếng, nó sẽ tạo ảnh hưởng lớn hơn lên những người khác.
Chúng ta lắng nghe Tony Hsieh. Chúng ta nghe Norm Brodsky. Chúng ta nghe Seth Godin. Thế còn người đàn ông xén cỏ cho chúng ta thì sao? Có lẽ chúng ta sẽ không chú ý nghe anh ta lắm.
Những người thông minh sẽ bỏ qua việc thông tin đến từ đâu mà chỉ xem xét thông tin, lời khuyên cũng như ý tưởng dựa trên chính bản thân những điều này.
Những người giỏi quan hệ không bao giờ xem nhẹ thông điệp chỉ vì người đưa ra thông điệp đó bị đánh giá thấp. Họ biết lời khuyên tốt luôn là lời khuyên tốt, bất kể người nào đưa ra điều đó. Và họ cũng biết người tốt luôn là người tốt bất kể việc địa vị của anh ta như thế nào.
9. Hãy bắt đầu từ những điều rất nhỏ
Có anh chàng nọ hay mặc chiếc áo có in dòng chữ Reading Football Club. Một ngày kia, nhân viên thủ quỹ quầy thanh toán ở cửa hàng tạp hóa nhận ra điều này và bảo anh ta, “Ồ, anh là người ủng hộ đội Reading ư? Tôi ủng hộ đội Manchester United”.
Vì anh chàng kia hay xấu hổ nên nếu theo thói thường, anh ta chỉ gật đầu cười và nói gì đó nhạt nhẽo, nhưng không hiểu sao lúc đó anh lại nói: “Anh có nghĩ là Man U sẽ đánh bại Real Madrid vào tuần tới không?”
Anh chàng thủ quỹ ngoác miệng cười lớn bảo, “Ồ vâng, Chúng tôi sẽ nghiền nát họ!” (Thật tệ là anh này đã nhầm).
Và cứ như thế mối quan hệ của họ tiếp tục hình thành. Trong vài phút, họ đã vượt qua hẳn mối quan hệ khách hàng/nhân viên đơn thuần và trở thành hai người đem lại niềm vui cho nhau.
Và chỉ như thế là đủ rồi, vì mọi mối quan hệ, dù nhỏ bé và phù du thế nào, cũng đều có giá trị riêng của nó.
Những người giỏi quan hệ luôn đối xử với mọi người trong các mối quan hệ của họ theo cách đó. Đây là những bài học quý giá có lẽ mỗi người chúng ta nên cân nhắc.
9 con đường trở thành triệu phú
Posted by PMANTH on 3:43 PM | comment : 0
Theo VnExpress
Làm những điều mình đam mê, sống tiết kiệm và liều lĩnh một cách khôn ngoan sẽ giúp bạn trở nên giàu có.
1. Lớn lên trong cảnh nghèo khó
Rất nhiều triệu phú, tỷ phú đều bắt đầu với hai bàn tay trắng và có tuổi thơ cơ cực. Howard Schultz - nhà sáng lập chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới Starbucks và cả CEO Goldman Sachs - Lloyd Blankfein đều phải lăn lộn kiếm tiền từ khi còn nhỏ. Chính cạnh tranh và sự bất hạnh đã tạo nên những nhà lãnh đạo kiệt xuất.
2. Làm những điều mình đam mê
CEO huyền thoại của Apple - Steve Jobs từng nói: “Cách duy nhất để làm một việc vĩ đại là theo đuổi điều bạn yêu thích. Nếu vẫn chưa tìm ra nó, hãy cứ kiên trì”. Điều Jobs nói hoàn toàn đúng. Nếu bạn theo đuổi đam mê của mình, và khách hàng của bạn cũng vậy, tiền bạc sẽ theo đó chảy đến.
3. Khởi nghiệp trong ngành công nghệ
Thung lũng Silicon là nơi sản sinh ra rất nhiều triệu phú và tỷ phú cho thế giới. Đặc biệt hơn cả, bạn không cần phải là lãnh đạo. Microsoft có khoảng 12.000 triệu phú, gồm cả nhân viên hiện tại và cựu nhân viên. Lý do rất đơn giản: Họ nắm trong tay cổ phiếu của công ty.
4. Tự làm chủ doanh nghiệp và sống tằn tiện
Hai phần ba triệu phú tại Mỹ là các giám đốc doanh nghiệp. Phần lớn trong số đó là chủ công ty nhỏ, sống tiết kiệm và chẳng bao giờ được nhận tiền thừa kế, theo cuốn sách “The Millionaire Next Door” (Người hàng xóm triệu phú). Dĩ nhiên, họ cũng không màng đến ôtô mới hay iPad.
5. Liều lĩnh, phạm sai lầm và tin vào bản thân
Phần lớn mọi người sợ liều lĩnh một cách thái quá hoặc có liều thì lại đâm đầu vào những việc rất ngớ ngẩn. Lời khuyên là hãy liều lĩnh một cách khôn ngoan, làm những điều có ý nghĩa với bản thân bạn và tin vào quyết tâm của mình. Bạn có thể phạm sai lầm nhiều hơn, nhưng không sao. Không có ai tiến lên được mà không phải trả giá.
6. Chấp nhận hy sinh
CEO Yahoo - Marissa Mayer lã mẫu người điển hình của công việc khi đi làm tới 90 giờ mỗi tuần. CEO Tesla - Elon Musk còn một mình gánh hai công ty. Steve Jobs cũng có thời quản lý cả Apple và Pixar. Hầu hết người giàu có đều bị tách khỏi cuộc sống bình thường.
7. Tự tạo ra may mắn
Người ta nói rằng may mắn là khi cơ hội gặp sự sẵn sàng. Nhưng để có được may mắn, bạn cũng phải không ngừng tìm kiếm cơ hội và đừng chần chừ khi quyết định. Lời khuyên ở đây là bạn phải ngừng online ngay, hãy ra ngoài và tiếp xúc với mọi người trong thế giới thực.
8. Đừng ly dị
Một trong những lý do phổ biến nhất của việc tài sản tụt dốc là chia đôi sau khi ly dị. Đó là lý do chỉ những người quá giàu hoặc quá nghèo mới có thể làm việc này. Nếu bạn ở giữa, hãy quên nó đi.
9. Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Những nhà đầu tư kỳ cựu luôn biết cách bỏ tiền vào các lĩnh vực khác nhau. Ngoài Microsoft, tài sản của Bill Gates còn đến từ cổ phiếu Công ty đường sắt quốc gia Canada hay Công ty thu gom rác thải Republic Services. Dĩ nhiên, việc này tốn rất nhiều thời gian và công sức, nhưng thành quả sẽ rất mĩ mãn. Hãy biết tiết kiệm tiền ngay bây giờ và đầu tư thông minh.
Thursday, January 16, 2014
Dừng lại và cân nhắc
Posted by PMANTH on 8:20 PM | comment : 0
Số phận nằm trong tay chúng ta
Posted by PMANTH on 3:05 PM | comment : 0
Theo Tuần Báo Mới
www.chuyencamcuoi.blogspot.com - Tại sao một số người lại thành công hơn những người khác, họ kiếm được nhiều tiền, có đươc công việc như ý, được mọi người nể trọng, luôn sống trong cảnh vui vẻ, đầm ấm. Trong khi đó ở những người khác lại túi bụi suốt ngày, bơ phờ mặt mũi trong cuộc mưu sinh.
Kỳ thực, giữa người và người sự khác biệt không phải là lớn lắm. Tạo hóa cung cấp cho mỗi người một bộ óc và tứ chi như nhau, đồng thời cũng cấp cho họ năng lực tư tưởng và năng lực hành động như nhau, và còn cấp cho họ một thời lượng công bằng 24 giờ trong một ngày. Nhưng tại sao người này lại thành đạt có khả năng vượt qua mọi khó khăn để lập nghiệp, còn người khác lại thất bại?
Vậy bí quyết thành công nằm ở đâu?
Nhiều chuyên gia tâm lý học đã phát hiện ra rằng, bí quyết đó chính là "trạng thái tâm lý" của con người.
Một nhà Triết học nói: "Trạng thái tâm lý của bạn chính là chủ nhân thật sự của bạn".
Một vĩ nhân khác lại cho rằng: "Hoặc là bạn điều khiển số phận, hay số phận điều khiển bạn. Trạng thái tâm lý của bạn sẽ quyết định ai là ngựa để cưỡi, ai là người cưỡi ngựa".
Cái ảnh hưởng cuộc sống của chúng ta quyết không chỉ là do hoàn cảnh, trạng thái tâm lý khống chế toàn bộ hành động tư tưởng của chúng ta.
Có hai cụ bà tuổi đều 70, một cụ cho rằng sống đến đây coi như đến ngày cuối cùng của cuộc đời rồi, bèn lo ngay chuyện hậu sự, còn cụ kia lại cho rằng, con người ta làm được cái gì đâu phải ở chỗ tuổi nhiều hay ít, căn bản là cách nghĩ.
Thế là, ở tuổi 70 cụ bắt đầu học cách leo núi. Gần đây đã ngoài 95 cụ vẫn còn leo lên núi Phú Sĩ của người Nhật, lập kỷ lục người leo núi tuổi cao nhất.
70 tuổi mới học leo núi, đây quả là một kỳ tích. Nhưng điều kỳ tích chính là cái mà con người sáng tạo ra. Tiêu chỉ hàng đầu của người thành đạt là phương pháp họ suy nghĩ.
Một người nếu có suy nghĩ tích cực, dám đón nhận những thách thức trước cuộc đời thì họ đã thành công một nửa rồi. Hành động leo núi trên của cụ bà Hutakelusi đã chứng minh điều đó.
Một người thành đạt hay không? Hãy xem thái độ của họ! Người thành đạt và kẻ thất bại chỉ khác nhau ở chỗ:
Người thành đạt luôn có tư tưởng tích cực và tinh thần lạc quan, còn kẻ thất bại, luôn sống trong trạng thái tiêu cực, đầu hàng.
Nhiều người thường hay nói, cuộc sống của họ là do hoàn cảnh tạo nên. Và cho rằng, không sao thay đổi được nữa. Thật ra, cuộc đời của mỗi người, suy cho cùng được quyết định bởi chính họ.
John nào có tội tình gì, chẳng qua anh ta người Do Thái, nên bị ném vào trại tập trung của Đức quốc xã. Hàng ngày anh ta suy nghĩ tích cự, tìm mọi cách để vượt khỏi địa ngục. Anh thăm dò các bạn cùng phòng nhưng chỉ nhận được nụ cười mỉa mai. Đến bước này, xưa nay có ai nghĩ rằng mình còn sống. Hãy chăm chỉ mà cải tạo, may ra sống thêm được vài ngày. Nhưng John không thể nghĩ như thế được, anh nghĩ đến cảnh mẹ già, vợ và con thơ ở nhà, mình nhất định phải sống và trở về.
Nhờ có suy nghĩ tích cực, cuối cùng một cơ hội đã đến. Một lần đi lao động dã ngoại, nhân lúc nghỉ việc. Anh đã lẻn vào một chiếc rơmoc, lột hết quần áo ra, không ai phát hìện, anh lặng lễ bò đến đống xác ở cạnh đó, mặc cho mùi nồng nặc, muỗi đốt, anh vẫn nằm im bất động như một xác chết, mãi tới đêm khuya mới bò dậy chạy một mạch 70km.
Thế mới hay, trên đời không có cảnh ngộ tuyệt vọng, chỉ có con người tuyệt vọng trước cảnh ngộ.
Con người may mắn đó sau này nói với mọi người rằng:
"Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người ta vẫn có sự tự do, cuối cùng đó chính là sự chọn thái độ của chính mình".
Một người thành đạt khác nói: 90% của những kẻ thất bại, kỳ thực không phải họ bị đánh bại, mà do bản thân đánh mất niềm tin chiến thắng.
Kỳ thực, sự khác biệt giữa con người vời nhau chỉ là một điểm rất nhỏ, đó là phương thức tư tưởng, suy cho cùng nó là:
Tư tưởng tích cực hay tư tưởng tiêu cực.
Napoleon từng nói, con người ta có một vật báu không tìm thấy được, một bên của báu vật chứa 4 chữ:
Tâm thái tích cực (trạng thái tâm lý tích cực) còn bên kia chứa 4 chữ:
Tâm thái tiêu cực.
Có tâm thái tích cực sẽ có sức mạnh giành được giàu có, thành công, hạnh phúc và sức khỏe, khiến con người ta có thể leo lên bậc thang cao quý trong cuộc đời; còn tâm thái tiêu cực sẽ cướp đi mọi thứ làm nên cuộc sống có ý nghĩa của bạn.
Kết quả của tiêu cực là hình thành của con người bị hoàn cảnh tiêu cực trói buộc.
.
Người có tâm thái tiêu cực, giống như người muốn nuốt chửng cả trứng gà lẫn vỏ trứng. Anh ta không dám động cựa tay chân, sợ trứng gà bị vỡ, song lại không dám ngồi ngây vì sợ trứng ấp sẽ ấp nở thành gà con.
Tâm thái của chúng ta được hình thành do kinh nghiệm và sự tiếp xúc của chúng ta. Khi còn trẻ, để bảo vệ chúng ta, cha mẹ không cho chúng ta chạy rông ngoài đường lớn, không được ra khỏi phạm vi tầm nhìn của cha mẹ, không được thế này, không được thế nọ. Đến trường học, thầy giáo lại suốt ngày hô hoán "không, không, không".
Tóm lại, trong quá trình trưởng thành chúng ta đã nuôi dưỡng một tâm lý an toàn, sợ mạo hiểm.
Bước vào đời liền vấp ngay bao trở ngại.
Vốn được các bậc cha mẹ, thầy giáo răn dạy, chúng ta hiểu ra rằng "thêm một việc, sao bằng bớt một việc". Thế là một tâm thái tự hạn chế mình đã hình thành.
Gặp phải một quan niệm mới, phản ứng của chúng ta thường là: vấn đề này không ổn rồi, trước đây không có làm vậy, không làm vậy chẳng phải tốt hơn sao? Việc này mạo hiểm quá, hiện giờ điều kiện còn chưa chín muồi....
Xã hội ngày nay là xã hội cạnh tranh quyết liệt. Mọi người đều phải vật lộn trong cuộc cạnh tranh để tìm đường sống. Điều quan trọng là chúng ta phải kịp thời điều chỉnh tâm thái của mình, thích ứng với sự thay đổi của thời đại.
Cho dù phát sinh chuyện gì, thì đó cũng đều có ích cho ta, thái độ sống như vậy mới là tích cực.
Một danh nhân từng nói:
Gieo trồng một tâm thái, sẽ thu hoạch một tư tưởng.
Gieo trồng một tư tưởng, sẽ thu hoạch một hành vi
Gieo trồng một hành vi, sẽ thu hoạch được tập quán
Gieo trồng một tập quán,, sẽ thu hoạch một tính cách
Gieo trồng một tính cách, sẽ thu hoạch một số phận
Vậy chúng ta hãy bắt đầu từ hôm nay,
Hãy đến với cuộc đời bằng một tâm thái tích cực.
Hãy đến với cuộc đời bằng một trái tim tràn đầy dũng khí và trí tuệ, biến thất bại thành một cơ hội học hỏi.
Thất bại chỉ là một sự lầm lỡ tạm thời, chỉ là một đoạn đường vòng, chứ không phải đường cụt không lối thoát.
Nếu bạn dám nhìn nhận thất bại, như vậy bạn sẽ chiến thắng được bản thân, vượt qua chính mình, vươn tới tầm cao mới.